Một trong những phương pháp điều trị viêm Amidan hiệu quả chính là phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào viêm Amidan cũng cần phẫu thuật. Vậy điều trị viêm Amidan bằng cách nào? Viêm Amidan khi nào nên cắt?
Bạn đang đọc: Viêm Amidan điều trị bằng cách nào? Viêm amidan khi nào nên cắt?
1. Thông tin về viêm Amidan
Amidan được xem như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào qua đường vòm họng. Tuy nhiên, một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho kháng thể Amidan sản xuất ra không đủ số lượng và không đủ sức chống lại khiến cho hiện tượng viêm nhiễm xảy ra. Viêm Amidan có 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính.
Amidan được coi như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của những tác nhân gây hại
2. Viêm Amidan khi nào nên cắt?
Theo bác sĩ, không phải lúc nào Amidan cũng cần cắt. Chỉ khi bệnh nhận thuộc những trường hợp sau thì mới phải cắt Amidan:
– Bị tái phát viêm Amidan khoảng 5 – 6 lần, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
– Amidan gây ra biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
– Amidan có kích thước to (quá phát) gây cản trở đường thở. Đặc biệt, có thể xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ do đường hô hấp bị bít tắc bởi Amidan.
– Amidan có cấu trúc nhiều ngóc ngách, chứa những hốc mủ bã đậu gây hôi miệng.
3. Cắt Amidan có thể gây ra những biến chứng gì?
Lựa chọn cơ sở thăm khám và phẫu thuật Amidan uy tín là việc vô cùng quan trọng mà người bệnh cần phải lưu ý. Nếu chọn những cơ sở kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém, trang thiết bị không hiện đại thì nguy cơ gặp phải biến chứng cao.
3.1 Biến chứng tại chỗ
Những biến chứng tại chỗ của bệnh lý viêm Amidan thường gặp là: viêm tấy hoặc áp xe Amidan (đây là hiện tượng xảy ra khi viêm Amidan cấp tính không được điều trị sớm khiến cho viêm Amidan tái phát nhiều lần). Người bệnh sẽ có những triệu chứng nổi bật như khó nuốt, đau tai, họng sưng to, hơi thở có mùi hôi, đau đầu, sốt cao…
3.2 Biến chứng kế cận
Một số biến chứng kế cận bệnh nhân có thể gặp phải có thể kể đến như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim, viêm khớp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn cấp…Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như nôn, sốt cao, nổi hạch…Đặc biệt, trẻ có thể gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ.
Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh ù tai hiệu quả tại nhà với 5 mẹo đơn giản
Ngưng thở là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra khi ngủ ở trẻ
4. Quy trình chuẩn cắt Amidan
4.1 Thăm khám lâm sàng vùng họng
Đầu tiên, để xác định mức độ bệnh cũng như đưa ra được nhận định sơ bộ về bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát Amidan của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được khám nội soi để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp là nội soi ống cứng hoặc nội soi ống mềm.
4.2 Thăm khám cận lâm sàng
Sau khi đã có kết luận về tình trạng bệnh cũng như chỉ định phẫu thuật cắt bỏ Amidan, bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim và chụp X-quang để xác định xem có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. Bộ xét nghiệm này sẽ được thực hiện trước phẫu thuật tối đa 1 tuần để bệnh nhân có thể sắp xếp ngày phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên sắp xếp phẫu thuật càng sớm càng tốt (có thể phẫu thuật ngay sau khi xét nghiệm) để các chỉ số không bị thay đổi nhiều hay tránh xuất hiện bệnh lý khác cần xét nghiệm lại.
4.3 Gây mê nội khí quản
Khi bước vào phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê nội khí quản. Đây là phương pháp gây mê được sử dụng tại các cơ sở y tế uy tín hiện nay. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng mổ vô khuẩn một chiều, sau đó sẽ được gây mê an toàn bằng phương pháp gây mê nội khí quản. Phương pháp này duy trì thông thoáng được cho hô hấp và vẫn kiểm soát hô hấp cho bệnh nhân trong suốt cuộc phẫu thuật.
4.4 Tiến hành cắt Amidan
Có nhiều phương pháp cắt Amidan được sử dụng, tuy nhiên phương pháp được đội ngũ bác sĩ áp dụng cũng như đội ngũ bệnh nhân hài lòng khi trải nghiệm là Plasma Plus. Phương pháp này được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ, một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về y tế.
– Dao plasma có thiết diện mỏng, giúp hàn gắn được những mạch máu chỉ dưới 1mm.
– Lưỡi dao plasma có thể uốn lên xuống linh hoạt. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện những thao tác cắt đốt mà không làm tổn thương những mô lân cận.
– Lượng nhiệt sử dụng tương đối thấp (chỉ khoảng 65 – 70 độ C).
– Bệnh nhân sẽ được xuất viện sau khi 24h, nếu như bác sĩ đã kiểm tra và không có bất thường gì về sức khỏe.
– Người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, trở lại với công việc mà không bị đau hay gặp biến chứng gì.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín điều trị hiệu quả viêm Amidan với đội ngũ bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm, hệ thống máy móc tân tiến được nhập khẩu từ nước ngoài, người bệnh được chăm sóc tận tình chu đáo và tiết kiệm được chi phí với BHYT và BHBL.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm các biểu hiện ung thư thanh quản
Phương pháp cắt Amidan Plasma Plus được đánh giá không gây chảy máu, không biến chứng và không gây đau
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý vị cho câu hỏi “Viêm amidan khi nào nên cắt?”. Để cắt Amidan hiệu quả và an toàn, hãy lưu ý lựa chọn những bệnh viện lớn uy tín hàng đầu hiện nay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.