Thoát vị bẹn ở trẻ em cách nhận biết và điều trị

Bệnh thoát bị bẹn ở trẻ em không phải là bệnh lý hiếm gặp. Đây là bệnh phải xử trí bằng ngoại khoa, do đó ba mẹ cần nhận biết sớm để cho trẻ đi thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời.

Bạn đang đọc: Thoát vị bẹn ở trẻ em cách nhận biết và điều trị

1.Nhận biết sớm các dấu hiệu thoát bị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn ở trẻ em cách nhận biết và điều trịBệnh thoát vị bẹn ở trẻ em dễ nhận biết nhất là một khối phồng ở vùng bẹn, bìu đối với bé trai và vùng mu-môi lớn ở bé gái. (ảnh minh họa)“>

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em dễ nhận biết nhất là một khối phồng ở vùng bẹn, bìu đối với bé trai và vùng mu-môi lớn ở bé gái. (ảnh minh họa)

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em thường có biểu hiện ban đầu là một khối phồng ở vùng bẹn, bìu đối với bé trai và vùng mu-môi lớn ở bé gái.

Khối phồng này thường có từ nhỏ, có thể ngay từ lúc bé mới được sinh ra. Kích thước khối phồng vùng bẹn sẽ tăng lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi con nằm yên, ngủ.

Trẻ thường nhập viện trong tình trạng đau, nôn, nắn vào vùng ống bẹn – bùi sờ được túi thoát vị, khi bảo bé ho hay chạy nhảy thì bao thoát vị lại căng lên, to và chuyển động dọc theo ống bẹn xuống bìu.

Nếu chỉ khám lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như: xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn-bìu, nang thừng tinh, .. Vì vậy ngoài việc thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa, trẻ còn phải làm thêm các xét nghiệm lâm sàng như chụp X-Quang, chụp cộng hưởng từ MRI hay chụp CT để giúp xác định tình trạng, nguyên nhân và vị trí tổn thương để có thể chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.Các biến chứng thoát vị bẹn ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về cách trị táo bón ở trẻ

Thoát vị bẹn ở trẻ em cách nhận biết và điều trị

Thoát vị bẹn nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời có thể gây nghẹt ruột, hoại tử ruột. (ảnh minh họa)

Thoát vị bẹn là bệnh lý cần sự can thiệp ngoại khoa, nếu như trẻ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nghẹt hoại tử ruột, đây là bệnh lý khá nguy hiểm. Khoảng 20% bệnh nhân có thể bị nghẹt ruột ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường bị ở trẻ nhỏ do biến chứng của thoát vị bẹn khi không được điều trị kịp thời gây ra.

Khi bị nghẹt ruột trẻ sẽ rất hay bị rối loạn tiêu hóa, gây chậm lớn và cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn.

Nhiều gia đình biết bé bị bệnh nhưng nghĩ con có thể khỏi khi trẻ lớn lên nên đã kéo dài thời gian không điều trị, lâu ngày khiến bé bị nghẹt ruột và có trường hợp bị hoại tử ruột, còn có cả trường hợp trẻ bị nghẹt hoại tử cả tinh hoàn cùng bên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của bé sau này.

3.Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn ở trẻ em cách nhận biết và điều trị

>>>>>Xem thêm: Nhận diện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ

Khoa Ngoại – Hệ thống Y tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi trong lĩnh vực ngoại khoa, trang thiết bị máy móc hiện đại là địa chỉ thăm khám và điều trị thoát vị bẹn cho trẻ em hiệu quả. (ảnh minh họa)

Sau khi trẻ được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và thực hiện các chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả cho thấy con bị thoát vị bẹn, bác sĩ sẽ chỉ định bé cần được làm phẫu thuật càng sớm càng tốt, khi đó con sẽ được can thiệp bằng ngoại khoa. Với kỹ thuật mổ tiên tiến như hiện nay, các vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng dưới nên đảm bảo tính thẩm mỹ đẹp. Thời gian phẫu thuật và nằm viện khoảng 2-3 ngày.

4.Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng, với tỷ lệ nam/nữ là 9/1. Bệnh thường hay bị ở bên phải nhiều hơn. Khi trẻ có các dấu hiệu thoát vị bẹn, đặc biệt là khi ba mẹ phát hiện thấy khối u ở vùng bẹn, bìu của bé cần cho con đi thăm khám ngay với bác sĩ để bé được chẩn đoán chính xác bệnh lý và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *