Nhạy cảm ngà răng là tình trạng thường gặp khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau khi phản ứng với những kích thích nhất định. Vậy tình trạng này điều trị bằng cách nào? Làm sao để phòng ngừa ngà răng bị nhạy cảm?
Bạn đang đọc: Các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng
1. Nhạy cảm ngà răng là gì?
Nhạy cảm ngà (nhạy cảm răng) là tình trạng lớp men răng bên ngoài bị mất đi khiến cho phần ngà răng lộ ra và khi gặp các kích thích khác nhau sẽ có cảm giác ê buốt và khó chịu.
Ngà răng bị nhạy cảm xảy ra khi men răng bị mòn và lớp ngà răng tiếp xúc với các tác nhân kích thích
2. Nhạy cảm ngà răng là do đâu?
2.1 Răng tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, quá lạnh
Khi tiếp xúc với những đồ ăn, thức uống có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến hiện tượng ê buốt xảy ra do men răng bị mòn, ngà răng hoặc thậm chí dây thần kinh bị lộ ra ngoài.
2.2 Mô nướu bị tụt
Nướu là phần mô màu hồng bao bọc xương và quanh chân răng. Nếu vì nguyên nhân khác nhau (bị viêm nha chu, tuổi già, vệ sinh không sạch sẽ…) khiến lớp nướu tụt xuống thì ngà răng sẽ bị lộ ra.
2.3 Bị sâu răng
Khi bị sâu răng, các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng sẽ bị lộ ra và bạn sẽ gặp tình trạng ê buốt nhạy cảm.
2.4 Thói quen nghiến răng
Nếu người bệnh có thói quen nghiến răng thì men răng bị bào mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây viêm nhiễm, ê buốt.
2.5 Răng bị tổn thương
Nếu bệnh nhân bị tổn thương răng do tổn thương, sứt mẻ, gãy…thì đầu mút dây thần kinh sẽ dễ bị kích thích khi ăn nhai. Hơn nữa, vết nứt này cũng chứa nhiều vi khuẩn nên dễ gây viêm nhiễm và khiến răng bị ê buốt.
2.6 Sử dụng đồ ăn, thức uống chứa axit
Nếu bạn để răng thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống có chứa axit như cam, quýt, dưa chua… thì sẽ khiến cho men răng bị mòn và ngà răng bị lộ ra. Theo bác sĩ, bạn không nên tiêu thụ liên tục những sản phẩm này hoặc nên ăn bổ sung một miếng phô mai hay ly sữa sau ăn để giúp giảm đi tác hại của axit.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn kiêng ăn gì để hồi phục nhanh?
Thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm có chứa axit sẽ khiến cho men răng bị mòn và ngà răng lộ ra
2.6 Vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh răng miệng sai cách như dùng bàn chải lông quá cứng, tác động lực quá mạnh đến răng…sẽ khiến cho phần nướu và men răng bị tổn thương và lộ lớp ngà răng ra ngoài.
3. Điều trị nhạy cảm ngà răng
Do có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nhạy cảm ngà răng nên khi gặp tình trạng này, bạn cần đến thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách điều trị có thể kể đến như:
– Dùng kem đánh răng phù hợp để giảm ê buốt.
– Sử dụng loại nước súc miệng có nhiều khoáng.
– Hướng dẫn người bệnh cách đánh răng đúng cách. (chải dọc răng thay vì chải ngang và không theo thứ tự).
– Trám đầy những phần lỗ li ti có trên ngà răng.
– Tiến hành diệt tủy răng.
– Cấy ghép lợi.
– Ghép nướu.
4. Phòng ngừa ngà răng nhạy cảm
Một số phương pháp để phòng ngừa tình trạng răng nhạy cảm có thể kể đến như:
– Nên chải răng đều đặn 2 lần/ngày. Bạn có thể chải răng 30 phút sau bữa ăn để giúp làm sạch toàn diện hơn.
– Lựa chọn những loại kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm theo lời khuyên của bác sĩ.
– Thay bàn chải thường xuyên, khoảng 2 – 3 tháng/lần hoặc có thể thay sớm hơn (nếu bàn chải bị xơ hay bẩn).
– Ngoài đánh răng, để giúp răng miệng được làm sạch toàn diện, bạn nên kết hợp thêm một số biện pháp khác như súc miệng nước muối, dùng tăm nước, chỉ nha khoa…
– Hạn chế những loại đồ ăn có hại cho men răng như đồ có đường, có gas hay axit.
– Nếu người bệnh có thói quen nghiến răng, cần tập cách loại bỏ thói quen này hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm.
– Thăm khám răng miệng tại các cơ sở nha khoa ít nhất 6 tháng/lần.
>>>>>Xem thêm: Tham khảo viêm nướu răng uống thuốc gì nhanh khỏi
Khám răng miệng định kỳ để giúp bác sĩ xử lý kịp thời vấn đề răng miệng và không xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe
Mong rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “ngà răng bị nhạy cảm”. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến chủ đề này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.