Có nên cấy ghép implant không? Làm implant bao lâu xong?

Cấy ghép implant là giải pháp được đánh giá cao vì giúp khắc phục hiệu quả tình trạng mất răng. Tuy nhiên liệu có phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp nay? Tại bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem có nên cấy ghép implant không nhé.

Bạn đang đọc: Có nên cấy ghép implant không? Làm implant bao lâu xong?

1. Thông tin về cấy ghép implant

1.1 Hậu quả của việc mất răng

Mất răng vĩnh viễn là tình trạng gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng gặp nhiều nhất vẫn là tuổi trung niên. Nếu người bệnh bị mất răng nhưng chủ quan không đi điều trị sớm thì có thể gặp nhiều hậu quả như:

– Các răng lân cận những răng đã mất sẽ nghiêng xuống phần răng đã mất và khiến hàm răng lộn xộn.

– Các răng xung quanh yếu dần đi và dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tủy răng hỏng…

– Thường xuyên có cảm giác đau nhức răng, đau đầu, dễ bị chảy máu ở khu vực mất răng.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, nghiền thức ăn, khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều. Lâu ngày dẫn đến tình trạng bị viêm hay đau dạ dày.

Có nên cấy ghép implant không? Làm implant bao lâu xong?

Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể

1.2 Tìm hiểu về cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp nha khoa hiện đại được ra đời với mục đích khắc phục tình trạng mất răng. Một răng implant sẽ có 3 phần. Phần đầu tiên là trụ implant sẽ được cấy ghép vào xương hàm. Sau đó phần khớp nối abutment được gắn lên vào mão răng sứ được đặt lên phía trên cùng. Trường hợp bị tiêu xương hàm thì cần phải tiến hành ghép xương trước khi lắp implant.

1.3 Ưu điểm của cấy ghép implant

Phương pháp cấy ghép implant có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Phần mão răng sứ được gắn trên cùng có màu sắc như răng thật, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho cung hàm.

– Răng implant được trồng độc lập, không bị xâm lấn hay ảnh hưởng bởi những răng ở cạnh.

– Ngăn chặn được khả năng tiêu xương và tình trạng lão hóa do bị mất răng.

– Người dùng không bị vướng víu, khó chịu hoặc đau nhức.

– Khắc phục được tối đa các trường hợp mất răng khác nhau.

– Dùng được cả đời, giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian của người bệnh.

2. Có nên cấy ghép implant không?

Dù phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng bạn cần xem xét kỹ lưỡng về đối tượng được chỉ định thực hiện để quyết định chính xác xem có nên cấy ghép implant không.

2.1 Đối tượng có thể cấy ghép

– Mất một hoặc nhiều răng.

– Cấu trúc xương hàm phát triển đủ, đảm bảo đủ mật độ xương.

– Thể trạng không đeo được răng giả.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư thực quản di căn

Có nên cấy ghép implant không? Làm implant bao lâu xong?

Để biết chính xác mình có thuộc đối tượng được trồng răng không, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng

2.2 Đối tượng không nên cấy ghép

– Phụ nữ đang mang thai.

– Những người mắc bệnh lý mạn tính.

– Người bị nghiện thuốc lá.

Để biết được chính xác mình có đủ điều kiện cấy ghép răng implant hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín – nơi nha sĩ có tay nghề chuyên môn cao và hệ thống máy móc tân tiến hiện đại giúp phân tích được chính xác dữ liệu và đưa ra kết quả đúng.

3. Cấy ghép implant có lâu không?

Cấy ghép implant chia làm giai đoạn: Cấy trụ và cấy ghép implant.

3.1 Cấy trụ implant

Trước khi thực hiện cấy trụ, bệnh nhân sẽ được thực hiện gây tê với một lượng thuốc phù hợp và bác sĩ tiến hành thủ thuật đặt trụ. Thủ thuật này diễn ra nhanh chóng trong khoảng 20 – 30 phút và người bệnh chỉ có cảm giác hơi ê một chút khi thực hiện. Sau đó, người bệnh sẽ đợi khoảng 6 – 14 tuần để trụ tích hợp được với xương hàm.

3.2 Cấy ghép implant

Sang đến giai đoạn này, việc cấy ghép sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người.

– Cấy ghép chỉ trong 1 ngày: Nếu xương hàm của người bệnh khoẻ mạnh, mật độ xương hàm đảm bảo, phần ổ chân răng đủ chiều sâu và vị trí cấy ghép dễ dàng thực hiện thì cấy ghép implant chỉ diễn ra trong 1 ngày.

– Cấy ghép 7 – 10 ngày: Nếu xương hàm tốt, đủ kích thước chiều sâu nhưng vị trí răng khó cấy ghép và răng bị chịu nhiều áp lực khi nhai thì việc cấy ghép sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày.

– Cấy ghép 3 – 6 tháng: Nếu bệnh nhân mất răng lâu ngày khiến cho tình trạng tiêu xương, thể tích xương hàm không đủ thì bác sĩ sẽ phải thực hiện nâng xoang hoặc cấy ghép xương ổ răng để vết thương cũ được hồi phục và người bệnh đủ điều kiện để cấy ghép.

Có nên cấy ghép implant không? Làm implant bao lâu xong?

>>>>>Xem thêm: Lý giải nguyên nhân đẻ mổ em bé bị khò khè

Thời gian trồng răng implant phụ thuộc vào tình trạng mất răng, cơ địa từng người và tay nghề của bác sĩ

Mong rằng với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết để bạn có thể trả lời câu hỏi “có nên cấy ghép implant” hay không. Cần lưu ý để thực hiện cấy ghép implant không có biến chứng và đạt kết quả tốt, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *