Tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Ung thư vòm họng nằm trong danh sách 10 tuýp ung thư thường gặp nhất. Bệnh lý này có tỉ lệ mắc cao, với khoảng 70% trường hợp phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, khiến quá trình điều trị khó khăn và giảm khả năng sống sót. Để đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị và kéo dài tuổi thọ khi chẳng may mắc bệnh, mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng định kì. Vậy tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

1. Ung thư vòm họng

1.1. Định nghĩa

Ung thư vòm họng là một tuýp ung thư vùng đầu – cổ. Bệnh lý này khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Ung thư vòm họng khi ở giai đoạn đầu sẽ khó phát hiện vì rất khó để khám vùng mũi họng và triệu chứng giống một số bệnh lý khác.

Ung thư vòm họng có thể di căn đến các bộ phận các trong cơ thể thông qua hệ thống hạch bạch huyết và mô. Phổ biến nhất là di căn xương, phổi và gan.

1.2. Dấu hiệu

Khi xuất hiện những triệu chứng sau, bạn nên đến các địa chỉ y tế uy tín để thực hiện tầm soát ung thư vòm họng:

– Đau đầu âm ỉ

– Ù tai một bên trong thời gian dài

– Nghẹt mũi, hỉ mũi có máu. Chảy máu cam thường xuyên

– Nổi hạch cổ, sưng to, không đau. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, hạch to có thể gây đau đớn và lở loét

– Tê liệt dây thần kinh dẫn đến tê mặt, liệt lưỡi, lác mắt,…

– Nhiễm trùng tai

– Nước bọt có máu

– Mất thính lực

Tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Đau đầu là một trong những dấu hiệu phổ biến của ung thư vòm họng.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng

2.1. Nguyên nhân

Ung thư xảy ra khi một hay nhiều gen đột biến khiến những tế bào tăng trưởng vượt mức kiểm soát. Những tế bào đột biến này xâm lấn các cấu trúc xung quanh và thậm chí lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng này gọi là di căn. Đối với ung thư vòm họng, quá trình hình thành khối u bắt nguồn từ lớp tế bào vẩy lót trên bề mặt mũi và họng.

Các nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây đột biến gen dẫn đến ung thư vòm họng, mặc dù virus Epstein-Barr đã được kể đến như một yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu viên vẫn chưa lý giải được vì sao có người hội tụ đủ yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển thành ung thư, trong khi những người không có yếu tố nguy cơ lại mắc bệnh.

2.2. Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:

– Giới tính: Ung thư vòm họng phổ biến với nam hơn nữ.

– Chủng tộc: Tuýp ung thư này chủ yếu ở người Châu Á và Bắc Phi.

– Tuổi tác: Bệnh không loại trừ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất trong khoảng 30-50 tuổi.

– Đồ ăn ướp muối: Chất hóa học có trong hơi nước khi nấu thực phẩm ướp muối có thể đi vào khoang mũi và làm tăng nguy cơ ung thư.

– Virus Epstein-Barr: Đây là loại virus thường gặp, tác nhân gây ra các triệu chứng như cảm lạnh. Trong một vài trường hợp, nó có thể gây ra tăng bạch cầu đơn nhân.

– Bệnh sử gia đình: Việc có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Các nguyên nhân nhiễm virus hpv là gì?

Tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Nam giới Châu Á có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng

3. Tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

3.1. Trả lời câu hỏi “Tầm soát ung thư vòm họng là gì?”

Tầm soát ung thư vòm họng là thực hiện các phương pháp sàng lọc, thăm khám chuyên sâu giúp phát hiện ung thư ngay cả khi chưa có triệu chứng. Đây chính là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa ung thư vòm họng từ sớm.

Trong trường hợp phát hiện bệnh thì việc chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều. Khi khối u mới chớm hình thành, điều trị sẽ mang lại kết quả cao, tăng khả năng khỏi bệnh và giảm tỉ lệ tái phát. Nhưng nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ gặp khó khăn và có nguy cơ tử vong.

3.2. Cơ hội sống sót khi mắc ung thư vòm họng

Việc tiên đoán về hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Sức khỏe người bệnh

– Tình trạng khối u

– Giai đoạn bệnh

– Các phương pháp điều trị

– Chế độ sinh hoạt, chăm sóc, nghỉ ngơi

Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, tỉ lệ điều trị khỏi và khả năng hồi phục sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

– Bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 2: Tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 70-90%.

– Bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4: Tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 15-30%.

Tuy nhiên những số liệu trên chỉ mang tính chất tương đối. Người bệnh không nên chủ quan và cần lắng nghe, tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3. Các biện pháp tầm soát ung thư vòm họng là gì?

Quy trình sàng lọc ung thư vòm họng bao gồm:

– Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem các hạch. Bạn sẽ được đề nghị há miệng để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.

– Nội soi tai – mũi – họng: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng giúp phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khi khối u phát triển lớn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, khiến chúng sưng lên. Tiến hành nội soi có thể giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u.

– Chụp X-quang: Từ ảnh chụp, bác sĩ có thể xác định các đặc điểm của khối u như kích thước, hình dạng, mức độ tác động mô mềm.

– Ngoài ra, để giúp việc chẩn đoán chính xác hơn, bạn có thể được chỉ định chụp CT, CT PET hoặc MRI.

Tầm soát ung thư vòm họng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp cho mẹ bầu: Mổ đẻ có cần phải nhịn ăn không?

Nội soi họng là một trong những phương pháp sàng lọc ung thư vòm họng phổ biến.

3.4. Lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư vòm họng

Một số điều bạn cần thảo luận khi thực hiện những cuộc hẹn với các bác sĩ bao gồm:

– Những triệu chứng bạn đã trải qua, thậm chí khi nó không liên quan đến bệnh.

– Những loại thuốc hoặc vitamin bạn từng sử dụng. Đừng quên ghi rõ liều lượng và cách sử dụng.

– Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho bác sĩ. Ví dụ: Bạn cần làm những xét nghiệm nào? Cần chuẩn bị gì? Liệu bạn có thật sự mắc ung thư vòm họng hay có thể có những bệnh lý khác gây ra các triệu chứng như vậy? Khối u của bạn đã lan đến đâu? Phương pháp điều trị nào thường được sử dụng ở giai đoạn này? Tác dụng phụ của chúng là gì? Liệu bạn có thể phẫu thuật không? Tỉ lệ tái phát là bao nhiêu? Tiên lượng bệnh ra sao? …

Ngoài ra, nếu bác sĩ có nói điều gì không rõ ràng, hãy hỏi lại cho đến khi bạn hoàn toàn hiểu thay vì do dự.

Nếu bạn đang có kế hoạch tầm soát ung thư vòm họng tại Hà Nội, đừng bỏ qua cái tên Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đây là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp các dịch vụ gói tầm soát ung thư, trong đó có ung thư vòm họng. Khi thăm khám tại Thu Cúc TCI, bạn sẽ được trải nghiệm quy trình tầm soát ung thư đầy đủ, chuyên nghiệp được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc công nghệ cao. Hãy tạo thói quen tầm soát ung thư định kì ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả ngay nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *