Trẻ nhỏ có thể bị chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. Có thể mẹ vẫn chưa biết nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ “giải mã” nguyên nhân khiến bé chậm nói và những lời khuyên từ chuyên gia khi trẻ chậm nói, ba mẹ nên tham khảo.
Bạn đang đọc: Cùng chuyên gia “giải mã” nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
1. Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói không chỉ chịu thiệt thòi trong hoạt động sinh hoạt hay giao tiếp hàng ngày mà có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mà con đang gặp phải. Sau đây là 3 nguyên nhân chính khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, ba mẹ cần lưu ý:
1.1. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói về mặt bệnh lý
Trẻ chậm nói có thể do mắc phải một số bệnh lý về thính lực hoặc mũi, họng,… (ảnh minh họa)
Trẻ chậm nói có thể do bé gặp phải vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng như mất thính lực, điếc bẩm sinh,… hoặc cơ quan chỉ huy não gặp các vấn đề như dị tật não bẩm sinh, bại não, di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não,…
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói về mặt tâm lý
Trẻ chậm nói có thể do gặp phải một số vấn đề về tâm lý như sợ hãi, bạo lực, chấn thương tâm lý. (ảnh minh họa)
Trẻ có thể bị chậm nói do ba mẹ hay người lớn quá cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc do biến cố nào đó ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như bố mẹ hay cãi nhau, đánh đập, ly hôn,…Ngày nay ba mẹ thường bận rộn với công việc khiến các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với con cái, đây cũng là một trong những yếu tố tâm lý khiến bé chậm nói hơn so với bạn bè.
1.3. Tự kỷ
Bệnh tự kỷ là một dạng bệnh lý do rối loạn phát triển thần kinh ở não bộ do những gen bất thường gây ra. Trẻ mắc tự kỷ có biểu hiện chậm nói, nhưng không phải trẻ nào chậm nói cũng bị tự kỷ vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng.
2. Biểu hiện của trẻ chậm nói
Thông thường bé được 12 tháng tuổi (1 tuổi) là con đã bắt đầu bi bô gọi “bà”, gọi “mẹ”. Đến khi bé được 2 năm con đã có thể nói nối khoảng 15 từ thành một câu đơn giản, và khoảng 3 tuổi bé đã có thể ghép các từ thành những câu ngắn, bé có thể đặt ra các câu hỏi và hiểu người lớn đang nói gì. Và khi đến 4 tuổi trẻ đã bắt đầu phân biệt được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau” và có thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm, cũng như sử dụng các đại từ “con”, “mẹ” đúng cách.
Dấu hiệu trẻ 3-4 tháng chậm nói
– Khi có tiếng động mạnh trẻ cũng không có phản ứng
– Không phát ra nhiều tiếng ê a gừ gừ của trẻ con
– Cũng có khi trẻ phát âm gừ gừ nhưng không phát âm những âm khác trong khi đã được 4 tháng tuổi
Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị chậm nói
Trẻ không hề phản xạ hay có đáp ứng nào khác với những tiếng động dù to hay nhỏ
Dấu hiệu trẻ 12 tháng tuổi chậm nói là gì?
– Trẻ không có nhu cầu giao tiếp với những người khác. Thậm chí khi trẻ có mong muốn điều gì trẻ cũng không sử dụng âm thanh hay cử chỉ, lời nói bập bẹ để người khác biết.
– Trẻ không nói được bất kể một từ đơn giản nào như: mẹ hay bà
– Trẻ không phát ra nhiều âm thanh bất kể thời điểm nào, ví dụ như những âm có phụ âm “p” hoặc “b”
– Trẻ không thể thực hiện các động tác đơn giản như chào tạm biệt, vẫy tay, lắc đầu để từ chối hoặc chỉ tay vào đồ vật mà trẻ muốn
– Trẻ không quay lại hoặc tỏ bất kỳ thái độ nào khi được gọi tên
– Không có phản ứng khi người lớn nói “không”, “chào”, “bái bai”
– Trẻ không quan tâm nhiều đến xung quanh kể cả khi đi ra ngoài nơi đông người
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ nhiễm khuẩn HP, phải làm sao?
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có biểu hiện chậm nói.
Dấu hiệu trẻ 16 tháng bị chậm nói
– Trẻ vẫn không thể hiểu và không có sự đáp lại khi nghe những từ như: “không”, “đi nào”, “dừng lại”
– Trẻ không nói được bất kỳ từ đơn nào
– Trẻ không biết chỉ vào những đồ vật, con vật mà người lớn hỏi hoặc nhắc đến.
– Trẻ không chỉ vào những đồ vật hoặc bất kỳ thứ gì mà trẻ muốn người khác phải nhìn vào
Dấu hiệu trẻ 18 tháng tuổi bị chậm nói
– Khi người lớn hỏi về các bộ phận cơ thể như mắt đâu, miệng đâu, mũi đâu,… trẻ không thể chỉ vào những bộ phận đó được.
– Tổng số từ trẻ có thể nói được nhỏ hơn 6 từ
– Kể cả khi trẻ đang có nhu cầu cần được giúp đỡ thì trẻ cũng không ra hiệu hoặc ngỏ ý bằng lời nói hoặc hành động cho người lớn biết
– Không chỉ vào những đồ vật mà mình muốn lấy
– Không nói được những từ đơn giản như: “mẹ”, “bế”
– Khi nói với trẻ các mệnh lệnh như “không chạm vào” “bỏ xuống” thì trẻ không hiểu và không thực hiện được
– Khi hỏi trẻ những câu đơn giản như “cái gì đây”, “đồ chơi của con đâu” trẻ cũng không thể đáp lại bằng cử chỉ hoặc lời nói
Trẻ 19 đến 23 tháng có dấu hiệu chậm nói như thế nào?
– Từ ngữ của trẻ tăng chậm, không nói thêm được từ mới nào mỗi tuần
– Trẻ không nói theo những lời mà người lớn muốn trẻ nói
Dấu hiệu trẻ 24 tháng bị chậm nói
– Tổng số từ mà trẻ nói được không quá 15 từ
– Trẻ chỉ có thể nhại lại lời của người khác mà không thể tự nói bất kỳ lời nào
– Trẻ không nói được 2 từ trở lên mặc dù chỉ là những câu mệnh lệnh đơn giản như: ” mẹ bế”, “ăn nữa”… Hoặc trẻ nói được nhưng không trơn chu
– Trẻ không dùng lời nói để giao tiếp với người khác, trừ những lúc khẩn cấp
– Không hiểu và làm theo những lời nói chỉ dẫn dài như “con làm việc này đi” “con mang cơm ra đây cho mẹ”,…
– Trẻ không chơi hoặc không biết chơi những trò chơi xã hội, đóng vai như chơi búp bê, chơi chăm sóc em bé, không nói chuyện 1 mình,…
– Trẻ không thể bắt chước hành động cũng như lời nói của người khác
– Trẻ không biết nói liên tiếp nhiều từ đơn với nhau thành từ ghép
– Không hiểu mục đích sử dụng của những đồ vật ở xung quanh mình để làm gì.
Ở lứa tuổi này cũng có nhiều trẻ có dấu hiệu chậm nói. Tuy nhiên rất nhiều trẻ cũng đã theo kịp các bạn về khả năng nói năng khi ở độ tuổi lớn hơn.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị nôn đi ngoài có nguy hiểm hay không?
Cần đi kiểm tra xem nguyên nhân khiến con chậm nói là gì
Trẻ 3 tuổi bị chậm nói có dấu hiệu nào?
– Trẻ không dùng những đại từ nhân xương như con, cháu, mẹ, bố
– Không có khả năng ghép các từ đơn thành một câu ngắn đơn giản
– Trẻ không hiểu và không làm theo những câu mệnh lệnh của người lớn như “Con ngồi xuống ăn đi” “Con cất đồ chơi đi”
– Phát âm của trẻ không rõ ràng, thường xuyên lắp bắp khi nói khiến người ngoài không thể hiểu được những gì trẻ nói
– Trẻ không quan tâm đến sách truyện, không thích nghe đọc truyện và nhìn vào sách ảnh
– Trẻ không chơi với các bạn bè cùng trang lứa
– Luôn bám lấy bố mẹ, không thể tách khỏi bố mẹ
3. Mẹ nên xử trí như thế nào khi trẻ chậm nói?
Nếu như bé nhà bạn bị chậm nói hoặc gặp các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám để con được kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây tình trạng chậm nói ở bé và có biện pháp điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý cho trẻ hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Khi cho con đến thăm khám ba mẹ hoàn toàn yên tâm về đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thă khám cho trẻ. Hệ thống trang thiết bị máy móc tại phòng khám nhi được đầu tư hiện đại. Quy trình đăng kí và làm thủ tục khám nhanh gọn. Phục vụ chu đáo. Có khu vui chơi dành riêng cho bé. Bác sĩ khám rất tận tình, hạn chế kháng sinh nên trẻ không sợ khám.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.