Giải đáp: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không?

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ bị sốt có nên truyền dịch không? Trên thực tế vẫn có không ít bậc phụ huynh đưa con đi truyền dịch với hy vọng con mau hạ sốt. Nhưng sự thật là việc truyền dịch khi trẻ bị sốt virus không làm cho bé hết sốt nhanh hơn, mà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng tiếc cho bé.Giải đáp: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không?

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ bị sốt có nên truyền dịch không? Liệu truyền dịch có giúp bé cắt cơn sốt nhanh hơn? (ảnh minh họa)

Truyền dịch khi trẻ bị sốt virus coi chừng gặp nguy

Sốt virus hay còn có tên gọi khác là sốt siêu vi. Trẻ bị sốt virus thường sốt cao đến 39-40 độ C, sốt liên tục, cắt cơn sốt lại sốt tiếp. Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày nhưng cũng có những trường hợp sốt đến hàng tuần và nếu trẻ không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não,…

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không? Nhiều ba mẹ cho rằng khi trẻ bị sốt virus nên truyền dịch vì như vậy con mới nhanh cắt cơn sốt. Dịch mà các mẹ nói ở đây là truyền nước (dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải), tiếp đến là truyền dung dịch đường, nước muối. Nhưng mẹ đâu có biết, truyền dịch khi trẻ bị sốt virus không những không giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn mà có thể gây hại cho con.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt và chướng bụng mẹ nên làm gì?

Giải đáp: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không?

Truyền dịch khi trẻ bị sốt virus không những không giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn mà có thể gây hại cho con. (ảnh minh họa)

Sở dĩ điều này là do khi trẻ sốt cao (do nhiễm virus) khả năng hấp thụ lượng nước, muối và các chất điện giải này là không nhiều. Khi trẻ bị sốt virus không được truyền muối, đường vì những chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não, bệnh nặng thêm. Đã có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt virus ba mẹ tự ý truyền dịch cho con 2-3 ngày không thấy trẻ hết sốt, mới vội đưa trẻ đến bệnh viện. Khi đó mới “tá hỏa” vì con mình bị mắc các bệnh khác như viêm não, viêm màng não, viêm phổi,…

Hơn nữa, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chứng minh rằng việc truyền dịch vào là sẽ hết sốt. Cũng có một vài trường hợp bị sốt, được truyền dịch, đỡ ngay, nhưng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, người bệnh hết sốt có thể là nhờ tác dụng của thuốc hạ sốt. Hơn nữa, truyền dịch có thể gây nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan… Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt virus mẹ tuyệt đối không được tự ý truyền dịch cho bé khi con chưa được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Vậy sốt virus khi nào thì nên truyền dịch

Chỉ truyền dịch trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị sốt xuất huyết hoặc bị sốt xuất huyết. Một số trường hợp bị sốt virus bác sĩ chỉ định truyền dịch đó là khi trẻ (người bệnh) bị nôn nhiều, không ăn uống được, sốt kèm theo đi ngoài, mất nước,… thì phải bổ sung dinh dưỡng qua đường truyền, tuy nhiên cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Lời khuyên của bác sĩ nhi khoa

Giải đáp: Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch không?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng tắm không?

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Bánh là bác sĩ Nhi khoa tại Hệ thống y tế Thu Cúc được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. (ảnh minh họa)

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh, Bác sĩ Nhi khoa tại Hệ thống Y tế Thu Cúc khuyên mẹ rằng: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị sốt virus mà thường điều trị các triệu chứng giảm nhẹ để bệnh tự khỏi. Vì vậy khi bé sốt, ba mẹ cần chăm sóc bé như sau:

– Cho con ăn uống đầy đủ, hạn chế nô nghịch hãy dành thời gian cho bé nghỉ ngơi.

– Nếu bé sốt từ 38,50C trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt. Có thể dùng paracetamol hạ sốt nhưng không được dùng quá 15mg/1kg/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày.

– Tăng cường cho bé uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi,…

– Súc miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý

– Giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh tay, chân sạch sẽ, đặc biệt là không được kiêng tắm.

– Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác để tránh lây truyền bệnh cho mọi người. Trẻ bị sốt virus có thể cho bé tạm nghỉ học vài hôm đến khi con khỏi mới nên cho bé đến trường để tránh lây lan cho các bạn và cộng đồng.

– Cần theo dõi chặt chẽ nhiệt độ và các biểu hiện của trẻ, nên cho con đi thăm khám sớm để các bác sĩ kiểm tra và có thể làm một số xét nghiệm liên quan để giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp phương pháp điều trị tốt nhất cho con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *