Đau tai trái là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau tai trái là bệnh gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng gây khó chịu thì chúng ta không nên chủ quan bởi đau tai trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Vậy nó có nguy hiểm không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Đau tai trái là bệnh gì, có nguy hiểm không?

1. Đau tai trái là bệnh gì?

Tai có thể nói là cơ quan khá phức tạp. Nó bao gồm nhiều bộ phận. Và khi các cấu trúc ở trong tai có vấn đề sẽ gây ra hiện tượng đau nhức. Điều này xảy ra ở cả 2 bên tai hoặc 1 bên tai.

Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng đau tai trái kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng như: Ù tai, chóng mặt, suy giảm thính lực thì khả năng cao người bệnh đang gặp phải một trong những vấn đề như:

1.1 Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng phổ biến. Căn bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ù tai, đau nhức tai. Vêm tai giữa nếu xảy ra ở tai trái thì sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức ở tai trái và ngược lại. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây suy giảm thính lực nghiêm trọng.

1.2 Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ bị tổn thương gây ra tình trạng đau tai trái, nghiêm trọng hơn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực nếu không được điều trị kịp thời. Thủng màng nhĩ có thể do dùng vật nhọn ngoáy vào tay hoặc khi thay đổi áp suất đột ngột, chịu tác động của âm thanh lớn như tiếng nổ, bom, mìn…

1.3 Nhiễm trùng tai trong

Nhiễm trùng tai trong là hiện tượng viêm tai gây đau trong tai, bệnh thường đi kèm với một số triệu chứng thường gặp như đau, nhức, cảm lạnh do mủ tích tụ ở bên trong tai.

1.4 Xuất hiện khối u ở trong tai trái

Khi tai trái có sự xuất hiện của một khối u cũng có thể gây áp lực lên xương tai dẫn đến tổn thương cấu trúc tai. Từ đó, điều này gây ra hiện tượng đau ở trong tai trái. Nghiêm trọng hơn, tổn thương nếu như không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng và lan đến các vùng lân cận bên trong hộp sọ gây ra một số biến chứng như: Áp xe trong não, viêm màng não, thậm chí tổn thương dây thần kinh sọ.

Đau tai trái là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Tổn thương nếu như không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng và lan đến các vùng lân cận bên trong hộp sọ gây ra một số biến chứng

2. Đau tai trái có nguy hiểm hay không?

Đau tai trái không phải tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để lâu mà không can thiệp phù hợp, bệnh có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng. Sức khỏe sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng cấu trúc tai, ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực. Thậm chí nguy hiểm nhất là mất khả năng nghe vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, đau tai trái còn là dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm trùng tai. Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị có thể lan sang các mô lân cận. Điều này có thể gây nhiễm trùng xương chũm, tổn thương xương và hình thành các nang chứa mủ.

3. Các biện pháp cải thiện tình trạng đau tai trái

Để cải thiện tình trạng đau tai trái, các bạn có thể áp dụng theo một số biện pháp như:

3.1. Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Chườm lạnh hoặc chườm nóng là một trong những biện pháp giảm đau được sử dụng phổ biến nhất.

Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, giảm viên. Còn phương pháp chườm nóng sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, làm giảm đau tạm thời. Tuy nhiên cần lưu ý đối với chườm lạnh thì bạn nên sử dụng túi chườm hoặc khăn để đặt vào vị trí đau, tránh sử dụng đá chườm trực tiếp lên tai.

3.2. Bổ sung Vitamin

Một số loại vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C và E sẽ giúp giảm đau tai do viêm tai gây ra. Bên cạnh đó, vitamin cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa hóc xương: Từ nguyên nhân đến giải pháp

Đau tai trái là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bổ sung vitamin giúp giảm đau tai do viêm tai gây ra

3.3. Xoa bóp

Để giảm triệu chứng đau tai, bạn có thể thử phương pháp mát xa. Ta xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực từ sau tai cho tới cổ, cơ hàm. Đồng thời, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các bài tập vùng cổ đơn giản. Điều này giúp giảm bớt cơn đau và áp lực.

3.4. Chú ý tư thế ngủ

Một số thói quen như nằm nghiêng về phía tai trái bị đau. Nó có thể làm tăng áp lực ở trong tai. Lâu dần, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu như đang bị đau tai trái thì bạn nên điều chỉnh tư thế nằm thẳng hoặc nằm nghiêng về vị trí tai phải để hạn chế gây áp lực cho bên tai đau.

Bạn đọc lưu ý tất cả những biện pháp ở trên đều mang tính chất tham khảo. Tốt hơn hết, khi xuất hiện triệu chứng đau tai trái kéo dài, ta nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân cũng như lên phương án điều trị phù hợp.

4. Đau tai trái khi nào nên đi khám?

Nếu đã thực hiện những biện pháp trên mà không cải thiện được các triệu chứng đau. Hoặc cơn đau trở nên tồi tệ hơn trong vòng 24 đến 38 giờ kèm theo các triệu chứng như: Chóng mặt, đau đầu nghiêm trọng, sưng quanh tai, có màu hoặc mủ chảy ra từ tai… Khi ấy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được khám chữa kịp thời. Tùy vào mức độ tổn thương tai nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Đau tai trái là bệnh gì, có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Cùng tìm hiểu mọi vấn đề về vẹo vách ngăn mũi là gì

Tùy vào mức độ tổn thương tai, bác sĩ có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Hi vọng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các bạn đã được giải đáp về những thắc mắc đau tai trái là bệnh gì đồng thời được trang bị thêm kiến thức hữu ích về bệnh. Tốt hơn hết, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở tai, ta nên chủ động tới bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc Bệnh là một trong những địa chỉ khám bệnh tai-mũi-họng uy tín được khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến đảm bảo đem lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *