Bướu máu ở trẻ em là tình trạng tổn thương mạch máu, thuộc dạng khối u lành tính. Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi và thoái triển khi trẻ lớn lên, một số bướu máu vẫn tồn tại gây mất thẩm mỹ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nắm được các thông tin về bướu máu ở trẻ em, để có biện pháp xử trí tốt nhất cho con.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bướu máu ở trẻ em
Bướu máu ở trẻ em là gì?
Bướu máu ở trẻ em là tình trạng tổn thương mạch máu, thuộc dạng khối u lành tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể hết khi bé lớn lên nhưng một số vẫn tồn tại nếu không có biện pháp xử trí. (ảnh minh họa)
Bướu máu ở trẻ em là những tổn thương mạch máu, thường phát triển trong những năm đầu đờ của trẻ và sau đó giảm dần.
Ở giai đoạn đầu, bướu máu bao gồm các nội bào. Các tế bào này tăng sinh nhanh chóng tạo ra nhiều mạch máu mới. Quá trình gia tăng tế bào và hình thành mạch máu tiếp tục trong suốt những năm đầu đời của trẻ. Đây là giai đoạn mà sự mở rộng của vết thường có thể nhìn thấy rõ ràng.
Khi trẻ được một tuổi, giai đoạn tăng trưởng bắt đầu kết thúc và sau đó bắt đầu vào giai đoạn thoái triển. Đây là một quá trình dài hơn, do đó mà bướu máu thường rõ rệt hơn ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Khi bước vào giai đoạn thoái triển, khu vực bướu máu bị ảnh hưởng sẽ được cấu trức lại hoàn toàn và tất các các mạch máu được hình thành trước đây, sẽ chuyển đổi thành các mô mỡ xơ. Ở giai đoạn này, kích thước bướu máu sẽ suy giảm đáng kể. Nhiều vết bướu máu ở trẻ có thể hết hoàn toàn khi kết thúc giai đoạn này.
Nguyên nhân gây bướu máu ở trẻ em
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chính xác về nguyên nhân gây ra bướu máu ở trẻ em. Chỉ có các yếu tố nguy cơ gây khối u máu (bướu máu) ở trẻ em như trẻ thiếu tháng, thiếu cân và sinh đôi. Bướu máu không phải do di truyền.
Biểu hiện bướu máu ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Canxi, vitamin D và những hiểu lầm của mẹ về bệnh còi xương
Bướu máu có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng gần 80% là xuất hiện ở đầu, cổ, bao gồm các khu vực như vùng quanh miệng, mắt, mũi và má và có màu đỏ dạng lồi hoặc phẳng. (ảnh minh họa)
Bướu máu ở trẻ em là một khối u tế bào gốc lành tính (không phải ung thư) có màu đỏ như màu máu, thường chỉ xuất hiện duy nhất ở trẻ sơ sinh (bướu máu trẻ em) và không phát triển ở người lớn. Bướu máu có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng gần 80% là xuất hiện ở đầu, cổ, bao gồm các khu vực như vùng quanh miệng, mắt, mũi và má.
Bướu máu tuy là dạng khối u “lành tính”, phát triển trong một khoảng thời gian và thường không lan sang các mô khác nhưng một số có diện tích khá lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên cơ thể trẻ. Còn lại các bướu máu đa phần là nhỏ và vô hại.
Nên làm gì khi phát hiện trẻ bị bướu máu
>>>>>Xem thêm: Dính thắng lưỡi ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết và cách điều trị
Khi ba mẹ thấy bé có vết đỏ trên da nghi ngờ bé bị bướu máu nên cho con đi thăm khám sớm ngay khi bé ở độ tuổi sơ sinh để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bé. (ảnh minh họa)
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng thậm chí hoang mang, sợ hãi khi thấy con mình chào đời với một mảng đỏ trên má, mắt, mũi…. Tuy nhiên, điều đầu tiên là ba mẹ đừng quá hoang mang, hãy nhìn xem bướu phẳng hay lồi hơn so với bề mặt da. Sờ bướu xem có nóng quá mức, có mạch đập bên dưới hoặc khối lổn nhổn sần sùi gì không. Cần lưu ý tay mẹ khi tiếp xúc với bé phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tránh gây nhiễm trùng da của trẻ.
Sau đó cho con đi thăm khám với bác sĩ, nên khám sớm khi bé được trên 1 tháng tuổi. Khi thấy bé có trên 3 vị trí cùng bị bướu máu, có thể siêu âm kiểm tra trong gan và nội tạng xem có bướu máu kèm theo không.
Hiện nay Laser là biện pháp duy nhất cho các dị dạng mạch máu loại mao mạch. Thời điểm tốt nhất là trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Thuốc thoa và thuốc uống cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nên tái khám mỗi 2-3 tháng để theo dõi, trừ khi có dặn tái khám trễ hơn khi bướu đang ổn định. Điều trị không nên ngưng giữa chừng vì bướu dễ có hiện tượng dội ngược “rebound”, tức là tăng sinh trở lại nhiều hơn sau ngưng thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thêm nếu muốn ngưng thuốc. Trẻ trong quá trình điều trị vẫn tiêm chủng phòng bệnh bình thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.