Vôi hóa cột sống thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống, là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống khiến cột sống có gai. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi khi cột sống có dấu hiệu thoái hóa.
Bạn đang đọc: Thông tin từ A-Z về bệnh vôi hóa cột sống
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
Có rất nguyên nguyên nhân gây vôi hóa cột sống:
- Lượng máu trong cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi xương làm xương bị thoái hóa trở nên xốp.
- Lão hóa của tuổi tác khiến cơ thể không còn khả năng sản xuất ra các chất tái tạo hoạt động của xương khớp
- Nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng dễ mắc bệnh.
Vôi hóa cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
- Ngồi làm việc một chỗ, ít vận động, các khớp xương bị chèn ép, khí huyết lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn tới vôi hóa cột sống.
- Người mắc bệnh thừa cân – béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp khiến cột sống nhanh thoái hóa
- Người làm việc chân tay, thường xuyên khuân vác nặng
- Chấn thương trong khi tập luyện hoặc tai nạn
Triệu chứng bệnh vôi hóa cột sống
Các triệu chứng vôi hóa cột sống khá tương đồng với các bệnh lý về xương khớp khác. Tuy nhiên mức độ bệnh sẽ nặng hơn và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Các dấu hiệu cảnh báo vôi hóa cột sống gồm:
- Đau lưng, cứng các khớp ở bả vai, hông, đùi, cổ. Ở các vị trí khớp sẽ dẫn đến hiện tượng vôi hóa như: vôi hóa đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống thắt lưng…
- Cảm giác tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, biến chứng teo cơ
- Đại tiện tiểu tiện mất kiểm soát do ống tủy bị thu hẹp.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc, giảm đau cho người bị bong gân, căng cơ, bầm tím
Người bệnh thường có cảm giác đau lưng và các vị trí bị vôi hóa dữ dội, tê cứng xương khớp
Vôi hóa cột sống không chỉ gây nên những cơn đau nhức mà còn ảnh hưởng đến quá trình vận động của các chi. Khi mắc bệnh này, người bệnh còn có thể gặp phải các dấu hiệu như: chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ… Vì thế, không nên chủ quan khi gặp phải các triệu chứng vôi hóa cột sống, cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống
Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị vôi hóa cột sống hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành:
- Khám lâm sàng: Kiểm tra các dấu hiệu bệnh mà bệnh nhân thường mắc phải, mức độ đau, vị trí đau
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Chụp X-quang để quan sát các tổn thương ở cột sống cũng như các cơ quan nội tạng; Chụp CT giúp biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh và phát hiện các biến chứng.
Sau khi có kết quả thăm khám, trường hợp mắc vôi hóa cột sống, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh vôi hóa cột sống
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh vôi hóa đốt sống là điều trị bằng thuốc và điều trị không dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc
Phương pháp này thường áp dụng trong những trường hợp bệnh chưa ở giai đoạn nghiêm trọng. Điều trị không dùng thuốc thường là áp dụng các bài tập luyện thể dục thể thao giúp giãn gân cơ giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp; Chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại vào vùng bị đau gây giãn cơ và dây chằng.
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt đau xương tăng trưởng và đau xương bệnh lý ở trẻ
Người bệnh cần dùng đúng thuốc, đủ liều lượng để cải thiện sớm bệnh
Điều trị bằng thuốc
Ở giai đoạn bệnh tiến triển với các triệu chứng đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh thì cần sử dụng thuốc điều trị.
- Thuốc giảm đau
- Sử dụng thuốc giãn cơ
- Kết hợp với các liệu pháp vật lý trị liệu
Việc điều trị bằng phương pháp nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần tới các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được chữa trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, hiệu quả cao.
Phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh vôi hóa cột sống có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp như:
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động như: ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.
- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì.
- Tập luyện các môn thể thao vừa sức.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.
Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh lý về Cơ xương khớp uy tín tại Hà Nội. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, dịch vụ chu đáo, quy trình khám chữa bệnh khép kín, chăm sóc tận tình, đặt lịch nhanh chóng… đã làm hài lòng hàng ngàn khách hàng. Để đăng ký khám chữa bệnh về xương khớp, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.