Hiện nay, nhiều chị em đã ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung đối với tâm lý, sức khỏe thể chất và sinh sản thậm chí là cả tính mạng. Do đó, không ít người đã bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về phương pháp tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp một số khó khăn về việc nên áp dụng phương pháp nào và cần lưu ý gì trước khi thực hiện. Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tại sao cần thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung?
1. Giải đáp: Lý do nên tầm soát ung thư cổ tử cung
1.1. Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung ở phụ nữ là phần khe hẹp kết nối giữa phần thân tử cung và âm đạo. Cổ tử cung có cấu tạo với lớp tế bào biểu mô vảy và biểu mô tuyến. Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường tại cổ tử cung. Thông thường, các tế bào này sẽ xuất hiện và phát triển dần qua nhiều năm dưới sự ảnh hưởng từ các tác nhân gây bệnh.
Tầm soát ung thư cổ tử cung cũng là một trong các biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm những nguy cơ, từ đó có các biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn can thiệp điều trị bệnh ngay ở giai đoạn đầu.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường tại cổ tử cung.
1.2. Triệu chứng mà chị em cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung thường được thực hiện với các chị em trong thời kỳ sinh sản. Tuy nhiên, nếu vùng kín và cơ thể có thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới thì cần thực hiện sàng lọc sớm. Cụ thể như:
– Âm đạo chảy máu bất thường: Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ; chảy máu giữa hoặc sau các kỳ kinh; kinh nguyệt kéo dài hoặc nhiều hơn bình thường.
– Tiết dịch âm đạo có mùi hôi: Dịch âm đạo tiết ra bất thường, dịch có màu xanh, vàng hoặc có thể lẫn cả máu.
– Đau ở vùng xương chậu, vùng lưng dưới: Các cơn đau từ âm ỉ tới buốt, thường tập trung ở một vị trí ở vùng xương hông sau đó khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện bất kỳ khu vực nào ở xương hông.
– Thói quen đi tiểu thay đổi: Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc có lẫn máu trong nước tiểu có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung.
– Phù và sưng đau ở chân: Khi các khối u phát triển lớn dần sẽ gây chèn ép tới các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu gây ra đau và sưng chân.
2. Phương pháp tầm soát sớm ung thư cổ tử cung phổ biến
Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 1 năm/lần giúp gia tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công và nâng cao chất lượng sống cho chị em. Dưới đây là một số phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được áp dụng trong sàng lọc hiện nay.
2.1. Xét nghiệm Pap Smear
Xét nghiệm Pap Smear là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung bởi virus HPV gây ra. Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào tại cổ tử cung, phát hiện sớm ung thư trước khi các khối u lan rộng ra các tế bào khác. Xét nghiệm này phù hợp để thực hiện với đối tượng từ 21 tuổi trở lên. Đây là loại xét nghiệm đơn giản, chi phí thấp và không gây tác dụng phụ với người bệnh.
Xét nghiệm Pap Smear là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung bởi virus HPV gây ra
2.2. Xét nghiệm Thinprep
Đây là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có nhiều cải tiến hơn so với xét nghiệm Pap. Với xét nghiệm này, sau khi thu thập mẫu, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng trong lọ Thinprep, sau đó được chuyển tới phòng thí nghiệm để xử lý bằng hệ thống máy móc.
2.3. Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này được thực hiện đồng thời với xét nghiệm Pap và Thinprep.
Phương pháp này không thể khẳng định chắc chắn phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, có thể dựa vào kết quả để có thể phát hiện virus gây bệnh có đang tồn tại trong cơ thể không, qua đó giúp đánh giá được nguy cơ mắc bệnh và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
2.4. Soi cổ tử cung
Với phương pháp soi cổ tử cung này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt chiếu ánh sáng vào cổ tử cung giúp phóng đại lên từ 10 – 30 lần để bác sĩ có thể quan sát dễ dàng hơn. Vì vậy, bác sĩ có thể quan sát được những tổn thương ở cổ tử cung mà không thể phát hiện bằng mắt thường được.
Phương pháp này thường sẽ được chỉ định nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV có những thay đổi bất thường hoặc nghi ngờ ung thư cổ tử cung.
Tìm hiểu thêm: Sinh mổ bao lâu được tắm?
Soi cổ tử cung thường sẽ được chỉ định nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV có những thay đổi bất thường hoặc nghi ngờ ung thư cổ tử cung
3. Một số chú ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
Để đảm bảo kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung được chính xác, chị em cần lưu ý một số điều sau:
– Không thụt rửa hoặc chà sát âm đạo trước khi xét nghiệm.
– Kiêng quan hệ ít nhất trong 48 tiếng.
– Tạm dừng sử dụng các sản phẩm như kem hoặc thuốc đặt âm đạo trước 2 – 3 ngày.
– Nên tiến hành tầm soát từ 5 – 7 ngày sau chu kỳ kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Sảy thai bao lâu thì có kinh lại?
Nên thực hiện tầm soát từ 5 -7 ngày sau chu kỳ kinh nguyệt
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI hiện đang là một trong những cơ sở y tế được chị em lựa chọn thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, đảm bảo mang lại quá trình thăm khám cho chị em được nhẹ nhàng – nhanh chóng – kết quả được chính xác.
Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp chị em có thể sàng lọc được bệnh và có được biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Do vậy, nữ giới nên quan tâm tới sức khỏe của mình nhiều hơn để có thể ngăn ngừa và đề phòng các căn bệnh nguy hiểm ghé thăm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.