Sa trực tràng ở trẻ em dân gian ta thường hay gọi là lòi dom. Đây là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhi trong sinh hoạt và khối ruột khi sa ra ngoài sẽ làm cho cha mẹ bé “hốt hoảng”. Bài viết sau đây xin cung cấp những điều cần biết về bệnh sa trực tràng ở trẻ em để ba mẹ có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh sa trực tràng ở trẻ em và những điều mẹ cần biết
Sa trực tràng ở trẻ em là gì?
Sa trực tràng ở trẻ em. (ảnh minh họa)
Sa trực tràng là tình tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Sa trực tràng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng hay gặp ở trẻ em độ tuổi 1-3 tuổi (sa niêm mạc) và người lớn trên 50 tuổi (thường gặp cả sa niêm mạc và sa toàn bộ).
Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là các tác nhân làm tăng áp lực ổ bụng đột ngột, kéo dài khiến trẻ phải dặn nhiều như táo bón lâu ngày, tiêu chảy, ho gà, hẹp bao quy đầu,…
Tìm hiểu thêm: Có cần thiết phải nhổ răng hàm không?
Trẻ mắc táo bón lâu ngày có thể gây sa trực tràng. (ảnh minh họa)
Tiếp theo là do sự khuyết tật về giải phẫu: sự suy yếu cơ thắt, cơ nâng hậu hôn; các khuyết tật bẩm sinh có thể gặp phải như hình thành niêm mạc treo trực tràng, độ cong của xương cùng cụt ít, đại tràng quá dài, doãng hậu môn, trùng nhão cơ nâng và hệ thống cơ thắt,…
Bệnh sa trực tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sa trực tràng là một bệnh lành tính nhưng không phải là không cần điều trị. Những biến chứng sa trực tràng nếu không được xử trí có thể gây ra như:
Chảy máu
Do loét niêm mạc hoặc từ các búi trĩ.
Viêm loét trực tràng
Do sa trực tràng thường xuyên nên khó đẩy vào, khiến trực tràng bị loét, niêm mạc dày phù nề và chảy máu. Trẻ sẽ rất đau, cảm giác ẩm ướt đũng quần, bẩn và có thể khiến trực thủng trực tràng.
Thắt nghẹt
Xảy ra nếu trương lực cơ thắt còn khoẻ, do co cứng cơ thắt nên dẫn đến phù nề, hoại tử, nhiễm trùng khối trực tràng sa.
Tắc ruột
Nếu có ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẽn sẽ xuất hiện triệu chứng tắc ruột.
Sa bộ phận sinh dục nữ
Sa trực tràng thường kèm theo sa âm đạo hoặc tử cung ở nữ giới.
Thoát vị hậu môn
Khi trực tràng sa ra ngoài sẽ kéo theo túi cùng Douglas cùng sa theo qua lỗ hậu môn và tạo thành một cái khe, qua đó ruột non chui ra ngoài gây thoát vị gọi là thoát vị hậu môn.
Điều trị sa trực tràng ở trẻ em: Khi nào cần phẫu thuật?
>>>>>Xem thêm: Loại bỏ sâu răng cho bà bầu gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Trẻ bị sa trực tràng có thể điều trị nội khoa, chỉ nên can thiệp ngoại khoa sau 3 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm. (ảnh minh họa)
Đa số các trường hợp sa trực tràng (sa niêm mạc) thường chỉ định điều trị nội khoa bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể giúp thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Chỉ can thiệp phẫu thuật nếu trực tràng vẫn còn sa sau 3 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm.
Trẻ cần được điều trị tích cực để loại bỏ các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng như: táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, hạn chế bắt con ngồi bô và rặn,..
Nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được, thì dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Những trẻ sa trực tràng cần được tái khám theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp hay muốn đặt lịch thăm khám cho bé tại Hệ thống y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.