Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến hàng đầu ở nữ giới độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý phụ khoa khác. Do vậy, các bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân thực hiện sinh thiết để biết chính xác bệnh khi có những dấu hiệu nghi ngờ. Vậy sinh thiết là gì và có vai trò thế nào trong sàng lọc ung thư cổ tử cung? Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này nhé!
Bạn đang đọc: Sinh thiết có vai trò gì trong sàng lọc ung thư cổ tử cung?
1. Những điều cần biết về phương pháp sinh thiết cổ tử cung
1.1. Sinh thiết cổ tử cung là gì?
Sinh thiết cổ tử cung là kỹ thuật tách lấy mẫu mô cổ tử cung để kiểm tra các tình trạng bất thường tiền ung thư hoặc ung thư hóa của người bệnh. Sinh thiết cổ tử cung thường được thực hiện sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường thông qua quá trình khám phụ khoa hay xét nghiệm phết tế bào Pap Smear hoặc có nhiễm HPV type 16, 18.
Bên cạnh việc lấy mẫu mô để xét nghiệm, trong quá trình sinh thiết cũng có thể tiến hành loại bỏ hoàn toàn các khối mô bất thường hoặc các tế bào có nguy cơ bị ung thư hóa ở cổ tử cung.
Sinh thiết cổ tử cung có thể thực hiện bằng nhiều kĩ thuật khác nhau bao gồm:
– Sinh thiết bấm: Kỹ thuật này sẽ sử dụng lưỡi dao hình tròn, giống như dụng cụ bấm lỗ giấy, để lấy mẫu mô ở cổ tử cung.
– Sinh thiết chóp cổ tử cung: Kỹ thuật này sử dụng vòng điện, laser hoặc dao mổ để lấy một mẫu mô cổ tử cung lớn có hình chóp.
Quy trình sinh thiết bấm ung thư cổ tử cung
1.2. Quy trình sinh thiết để sàng lọc ung thư cổ tử cung
Bước 1: Bệnh nhân sẽ nằm trên bàn kiểm tra, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ. Với trường hợp thực hiện sinh thiết chóp, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân để bệnh nhân không cảm thấy đau.
Bước 2: Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào âm đạo để giữ cho ống âm đạo luôn được mở rộng.
Bước 3: Tiếp đến, cổ tử cung sẽ được bôi dung dịch axit để các mô bất thưởng sẽ chuyển sang màu trắng, giúp bác sĩ có thể quan sát dễ dàng hơn.
Bước 4: Với từng kỹ thuật sinh thiết khác nhau mà cách lấy mẫu mô sẽ khác nhau. Với sinh thiết bấm thì bác sĩ sẽ chỉ lấy một mẫu mô nhỏ ở cổ tử cung. Còn với sinh thiết chóp, bác sĩ sẽ sử dụng vòng điện hoặc dao mổ, laser để lấy một vùng mô lớn. sau đó sẽ dùng băng gạc để cầm máu.
Tìm hiểu thêm: Thông tắc vòi trứng, ống dẫn trứng
Trước khi sinh thiết, bác sĩ sẽ bôi dung dịch axit lên cổ tử cung để các tế bào bất thường chuyển sang màu trắng
1.3. Vai trò của sinh thiết trong sàng lọc ung thư cổ tử cung
Ngày nay, việc sinh thiết cổ tử cung trở nên ngày càng phổ biến. Sinh thiết mang lại nhiều giá trị trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung, cụ thể:
– Giúp phát hiện chính xác tình trạng và giai đoạn bệnh của ung thư cổ tử cung.
– Ngoài phát hiện ung thư cổ tử cung, thực hiện sinh thiết ở cổ tử cung còn giúp người bệnh loại bỏ được các mô bất thường nằm trên niêm mạc cổ tử cung và loại bỏ được những tế bào có nguy cơ gây nên ung thư.
– Sinh thiết cổ tử cung còn được sử dụng để điều trị và chẩn đoán trong các trường hợp bệnh phụ khoa như polyp cổ tử cung, mụn cóc sinh dục. Từ đó chẩn đoán được người bệnh có nhiễm HPV hay không, bởi vì đây là những nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung và các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
2. Sinh thiết có sàng lọc ung thư cổ tử cung chính xác?
Sinh thiết tế bào thường được sử dụng để chẩn đoán các tình trạng khác và mức độ tiến triển của bệnh. Sinh thiết có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp này giúp phân biệt tế bào thường và tế bào ung thư từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán xác định ung thư cổ tử cung và giai đoạn bệnh hiện tại của bệnh nhân.
Sinh thiết là phương pháp được đánh giá có độ chính xác cao, khá an toàn và có tỉ lệ thành công cao giúp chẩn đoán chính xác bệnh và đánh giá được mức độ thương tổn của tế bào. Thông thường sinh thiết là phương pháp cuối cùng để chẩn đoán bệnh khi mà các phương pháp khác không thể đánh giá chính xác bệnh. Vì vậy, độ chính xác của phương pháp sinh thiết gần như là tuyệt đối để chẩn đoán bệnh lý.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Sinh thiết là phương pháp có độ chính xác cao nên chị em hoàn toàn có thể an tâm thực hiện giúp chẩn đoán bệnh chính xác
3. Chị em cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện sinh thiết cổ tử cung?
Mặc dù tỷ lệ này rất nhỏ, nhưng sinh thiết ở cổ tử cung cũng có thể gặp những biến chứng không mong muốn. Vì vậy. chị em phải chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành sinh thiết, cụ thể:
– Cần phải tham vấn với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sự bệnh của bản nhân.
– Nếu đang mang thai hoặc đang nghi ngờ mang thai chị em nên báo với bác sĩ về tình trạng trước khi sinh thiết.
– Chị em cũng cần phải thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với các thành phần thuốc, latex, băng dính.
– Không nên sử dụng thuốc đặt âm đạo, kem bôi, tampon và thụt rửa âm đạo trước khi thực hiện sinh thiết 24 giờ.
– Không quan hệ tình dục trước khi sinh thiết.
– Ngoài ra, chị em cũng cần ký cam kết thực hiện trước khi tiến hành sinh thiết cổ tử cung.
Hi vọng chị em đã hiểu rõ hơn về phương pháp sinh thiết cổ tử cung thông qua bài viết này. Nhìn chung sinh thiết là phương pháp hiệu quả để tầm soát ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, chị em nên thực hiện tại cơ sở uy tín để có kết quả chính xác nhất. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp dịch vụ sinh thiết tế bào trong đó có sinh thiết cổ tử cung đảm bảo an toàn – nhanh chóng – chính xác với máy móc thực hiện hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Vì vậy, chị em hoàn toàn an tâm khi thực hiện sàng lọc ung thư tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.