Ung thư phổi là một căn bệnh phổ biến ở cả hai giới, nguy cơ tử vong rất cao vì thế không nên chủ quan, xem nhẹ. Vậy ai cần khám tầm soát ung thư phổi để dự phòng bệnh hiệu quả?
Bạn đang đọc: Khám tầm soát ung thư phổi dành cho đối tượng nào?
1. Ung thư phổi – Căn bệnh phổ biến với tỷ lệ tử vong cao
Tính đến nay, ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao hàng đầu trong các dạng ung thư. Với triệu chứng “nghèo nàn” ở giai đoạn khởi phát, nhiều người đã xem nhẹ và tạo cơ hội cho tế bào ung thư âm thầm phát triển. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo ung thư phổi mà nhiều người rất dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp:
– Ho khạc đờm, kéo dài trên 2 tuần hoặc ho tái đi tái lại nhiều lần sau mỗi lần điều trị.
– Ho ra máu, thường xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi, có hút thuốc lá thuốc lào.
– Đau ngực mơ hồ, thỉnh thoảng mới xuất hiện cơn đau thoáng qua.
– Gầy sút cân nhanh mà không do chủ đích của bản thân.
– Nổi hạch cổ
Chỉ tới khi tế bào tăng sinh mất kiểm soát và di căn sang các khu vực lân cận, triệu chứng mới bộc lộ rõ và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này việc phát hiện và điều trị ung thư phổi ở giai đoạn muộn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chủ động tầm soát ung thư phổi càng sớm mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa đáng kể. Sàng lọc giúp phát hiện tế bào ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ, dễ dàng điều trị và đạt hiệu quả hơn.
Chủ động tầm soát ung thư phổi để dự phòng rủi ro bệnh tật
2. Nhóm đối tượng nguy cơ cần khám tầm soát ung thư phổi
2.1. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao
Nhóm đối tượng không thể bỏ qua việc khám tầm soát ung thư phổi bởi đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Người thuộc nhóm này có đặc điểm:
– Từ 55-74 tuổi
– Nghiện thuốc lá và hút thuốc liên tục trong suốt 30 năm hoặc bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm.
– Người có bố mẹ, anh chị em hoặc người thân đã hoặc đang mắc ung thư phổi.
– Người thường xuyên làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, các chất phóng xạ
– Người có các tổn thương mạn tính ở phổi
– Người từng mắc ung thư phổi và đã điều trị khỏi trước đó.
2.2. Nhóm đối tượng có nguy cơ trung bình
So với nhóm đối tượng trên thì nhóm này có nguy cơ mắc thấp hơn nhưng cũng không nên chủ quan. Chân dung của những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc ung thư phổi trung bình gồm:
– Từ 50 tuổi trở lên
– Có thói quen tiêu thụ thuốc lá >= 20 bao/năm
– Người hút thuốc lá thụ động (những người sống chung với người hút thuốc lá trong cùng một nhà, công ty,..)
– Người có công việc làm tại các công trường xây dựng, khai thác mỏ,…
Người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi
3. Tầm soát ung thư phổi là làm những gì?
Hiện nay, để kết quả khám tầm soát ung thư phổi chính xác bao gồm nhiều bước khám khác nhau. Gồm có:
3.1. Bác sĩ khám và khai thác triệu chứng
Đây là bước khám đầu tiên khi bạn bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư phổi. Bạn sẽ được hỏi về tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình, triệu chứng bất thường đang gặp phai.
Sau đó, bác sĩ thực hiện nghe tim phổi của bạn bằng dụng cụ y tế chuyên dụng. Bạn chỉ cần hít thở sâu, đều theo nhịp hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình kiểm tra.
3.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư
Trong máu có những chất chỉ điểm khối u riêng biệt với từng loại ung thư. Nếu chỉ số nồng độ tăng cao bất ngờ có thể là cảnh báo nghi ngờ ung thư xuất hiện.
Với ung thư phổi sẽ dựa vào một số chất chỉ điểm sau:
– SCC
– CEA
– Cyfra 21-1
– Pro –GRP
– NSE
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu chỉ mang tính hỗ trợ chẩn đoán cuối cùng. Bởi một vài trường hợp có kết quả dương tính ở cả những người mắc bệnh lý thông thường. Do đó vẫn cần kết hợp thêm kết quả chụp X-quang, chụp CT, sinh thiết.
Tìm hiểu thêm: Tắc tia sữa nổi hạch ở nách, phụ nữ sau sinh chớ lơ là
Xét nghiệm máu là một trong các bước thiết yếu trong sàng lọc ung thư phổi
3.3. Chụp X-quang
Chụp X-Quang phổi là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu trong khám tầm soát ung thư phổi. Kết quả chụp giúp phát hiện nhiều bệnh lý như:
– Tràn khí màng phổi.
– Tràn dịch màng phổi.
– Định hướng nghi ngờ lao.
– Áp xe phổi.
– Khối u bất thường.
Thực hiện chụp X-quang khá nhanh. Bác sĩ có thể quan sát được ở lồng ngực, tim, phổi, mạch máu,… và phát hiện các tổn thương lớn.
3.4. Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) giúp khảo sát kỹ càng hơn và tối ưu kết quả hơn. Máy chụp CT có phát ra những chùm tia X quét qua phổi. Màn hình vi tính bên ngoài sẽ thể hiện hình ảnh 2D, 3D ở vị trí khảo sát. Dựa vào hình ảnh quét giúp xác định số lượng, vị trí và mức độ tổn thương của phổi.
Đặc biệt, chụp CT phổi có khả năng nhận biết được các đám mờ ở phổi. Trong khi đó, phương pháp chụp X-quang không thể làm được điều này. Một số trường hợp chụp CT phổi sẽ dùng thuốc cản quang để làm rõ kết quả chụp.
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?
Giá trị kết quả chụp CT phổi hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán cuối cùng
Để có được kết quả tầm soát ung thư phổi chính xác cao, lựa chọn địa chỉ khám uy tín là rất quan trọng. Hệ thống Y tế Thu Cúc – TCI là địa chỉ tin cậy trong tầm soát ung thư phổi tại địa bàn Hà Nội. Tại đây có ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ sàng lọc được tối ưu. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sàng lọc sức khỏe chủ động cũng là một điểm khiến nhiều người lựa chọn.
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên giảm đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân. Do đó việc khám tầm soát ung thư phổi sớm là rất cần thiết. Nểu bạn thuộc một trong 2 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi trên thì càng cần chủ động tầm soát càng sớm càng tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.