Vôi hóa xương khớp xảy ra khi canxi tích tụ bất thường tại xương khớp. Đây cũng có thể là hậu quả của bệnh lý thoái hóa. Còn có nhiều điều bạn chưa biết về bệnh vôi hóa xương khớp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin đầy đủ về căn bệnh này nhé!
Bạn đang đọc: Những điều chưa biết về bệnh vôi hóa xương khớp
Vôi hóa xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ
Nếu như trước đây, vôi hóa xương khớp chỉ gặp ở người già thì ngày có càng nhiều người trẻ trong độ tuổi từ 20-30 mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt lười vận động và ngồi quá nhiều dẫn tới tư thế bị sai về lâu về dài sẽ biến chứng thành viêm khớp. Viêm khớp sẽ khiến canxi bị lắng đọng dẫn tới vôi hóa xương khớp.
Ngoài ra còn do chấn thương dẫn tới vôi hóa xương khớp. Khi gặp chấn thương, canxi sẽ tự động tích tụ canxi bảo vệ phần tổn thương, theo thời gian đốt xương đó sẽ bị vôi hóa.
Vôi hóa xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ
Các triệu chứng vôi hóa rất dễ nhầm lẫn
Các biểu hiện của vôi hóa xương khớp tương tự như những bệnh xương khớp thông thường như:
- Đau nhức xương khớp
- Hạn chế khả năng vận động của khớp xương
- Tê bì
- Yếu cơ
- Cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng
- Bề mặt da có dấu hiệu sưng, đỏ, nóng rát
Có thể chẩn đoán chính xác vôi hóa cột sống nhờ chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hiện đại và chính xác nhất hiện nay. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ quan sát xem canxi có tích tụ tại các dây chằng và dây thần kinh quanh khớp hay không.
Chụp MRI còn xác định rõ vị trí bị vôi hóa, mức độ vôi hóa. Phương pháp này còn có thể giúp phát hiện sớm u lao xương, mầm mống ung thư xương từ khi còn rất nhỏ.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
Chụp MRI giúp phát hiện chính xác các bệnh lý xương khớp
Không có phương pháp điều trị triệt để hóa cột sống
Theo các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp, không có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị triệt để bệnh vôi hóa xương khớp. Mục đích điều trị chỉ giúp làm giảm triệu chứng, ngăn chặn tiến triển bệnh.
- Nếu gai xương nhỏ và không có xu hướng phát triển, người bệnh không cần điều trị.
- Nếu bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện tình hình. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết, tránh lạm dụng nhóm thuốc bởi có thể gây ảnh hưởng tới gan hoặc niêm mạc dạ dày.
- Khi bệnh chuyển biến nặng nề và gây tổn thương nghiêm trọng lên dây chằng, dây thần kinh, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật giúp loại bỏ gai xương để làm giảm chèn ép lên khớp, cơ bắp và dây chằng xung quanh.
Bí quyết sống khỏe cùng vôi hóa cột sống
Việc trang bị những kiến thức cần thiết nhằm sống chung với vôi hóa xương khớp rất quan trọng. Người bệnh nên tham khảo các biện pháp như:
- Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cải thiện xương khớp, tăng phạm vi chuyển động và độ linh hoạt, dẻo dai của khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các thành phần trong cơ thể. Luyện tập thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và tiến triển của bệnh vôi hóa xương mà còn ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường…
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ
Người bệnh cần có chế độ tập luyện hợp lý để hồi phục sức khỏe
- Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh vôi hóa xương khớp. Nếu bạn thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, xương khớp rất dễ suy yếu và có xu hướng hình thành gai xương. Hút thuốc lá cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương khớp, ức chế quá trình thu nhận canxi của xương khớp.
Để cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa tiến triển hoặc tái phát vôi hóa xương khớp, bạn nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không sử dụng rượu bia, chất kích thích và thuốc lá. Bên cạnh đó, cần ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện hệ thống xương khớp, giảm sự hình thành gai xương và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều vitamin D trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đồng thời bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất để tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi quá trình này được thúc đẩy, hàm lượng canxi sẽ được cơ thể hấp thu hoàn toàn và làm chậm sự phát triển của gai xương.
Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Thu Cúc hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh. Cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp X-quang, CT, máy MRI sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác nhất. Để đăng ký khám Chuyên khoa Cơ xương khớp, độc giả vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.