Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết

Mỗi lần bé bị sốt là một lần mẹ cũng “nóng hết cả ruột gan”. Làm thế nào để bé mau hạ sốt? Nhiều bậc phụ huynh chọn cách cho con uống thuốc hạ sốt (quá sớm), chườm lạnh, dán miếng hạ sốt,.. nhưng liệu những biện pháp trên có mang lại hiệu quả hay “vô tình” gây hại cho bé. Bài viết sau sẽ “mách mẹ” nên làm gì khi trẻ bị sốt? Mẹ hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Bạn đang đọc: Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết

Cách xác định cơn sốt bằng nhiệt độ cơ thể của bé

Nhiều ba mẹ có thói quen sờ tay lên trán bé, thấy con nóng hơn bình thường thì cho rằng “con bị sốt”, có nhiều mẹ vội vã vác con đến ngay bệnh viện để thăm khám, khi bác sĩ hỏi: bé bị sốt bao nhiêu độ? mẹ không biết, chỉ biết thấy “con nóng” hơn bình thường. Nhiều mẹ bình tĩnh hơn, lấy nhiệt kế ra đo cho bé thấy thân nhiệt của con vượt khỏi 37 độ C là lo lắng, mẹ chỉ sợ bé sốt cao gây co giật, ảnh hưởng đến não bộ của con nên mẹ “vội” cho bé uống hạ sốt ngay. Nhưng liệu điều này có đúng không?

Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết
Trẻ bị sốt mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế và nên đo ở nách của trẻ. (ảnh minh họa)

Hiểu lầm trên cũng dễ hiểu, vì đa số khi bé sốt ba mẹ nào cũng đều “sốt ruột” cả. Nhưng điều đầu tiên mà mẹ làm khi bé bị sốt là xác định đúng tình trạng sốt của con. Mẹ nên dùng nhiệt kế đo thân nhiệt trẻ bằng cách kẹp vào nách con, có thể đo ở miệng, hậu môn nhưng sẽ không chính xác bằng đo ở nách. Sau đó, mẹ hãy căn cứ vào từng mức độ sốt ở trẻ như sau:

  • Nếu nhiệt độ 37,5-38,5 độ C là sốt nhẹ
  • Nhiệt độ từ 38,5-39 độ C là sốt vừa
  • Nhiệt độ từ 39-40 độ C là sốt cao
  • Nhiệt độ từ 40 độ C trở lên là sốt rất cao

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Trẻ bị sốt mẹ đừng quá lo lắng, đó có thể là phản ứng của cơ thể bé chống lại tác nhân gây bệnh. Việc đầu tiên mẹ nên làm là xác định nhiệt độ của bé, theo dõi tình trạng sốt của con.

Cho con uống hạ sốt đúng cách

Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết
Trẻ bị sốt nên cho bé uống hạ sốt paracetamol khi nhiệt độ cơ thể con từ 38,5 độ C. (ảnh minh họa)

Nếu nhiệt độ cơ thể bé từ 38,5 độ C trở lên mẹ nên cho con uống hạ sốt loại paracetamol (theo liều lượng chỉ định từ 10-15 mg/kg cân nặng).

Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C, mẹ chưa cần cho bé uống hạ sốt, vì việc cho bé uống hạ sốt quá sớm sẽ không giúp phòng ngừa sốt cao mà còn có thể gây hại cho bé. Chỉ nên cho bé uống hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể bé từ 38,5 độ C.

Nới rộng quần áo

Khi bị sốt, nên mặc cho bé quần áo rộng rãi, thoáng mát, để nhiệt độ cơ thể bé nhanh được thoát ra ngoài, tránh ủ kín khiến nhiệt không thoát ra được.

Lau người bằng nước ấm

Tìm hiểu thêm: Bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì, không nên ăn gì?

Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết
Trẻ bị sốt mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm, đặc biệt là lau các vị trí như cổ, nách, bẹn,… tuyệt đối không nên lau bằng nước lạnh cho con. (ảnh minh họa)

Mẹ nên dùng khăn ấm lau người cho bé, đặc biệt là lau ở các vị trí như cổ, nách, bẹn,… Lau trong phòng kín gió và không nên lau nước quá nóng để tránh gây bỏng da bé.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước

Nhiều ba mẹ vì sợ con ốm sốt trẻ sẽ khó ăn nên chỉ cho con ăn cháo loãng khiến bé thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể không thể chống lại tác nhân gây bệnh. Nên khi bé sốt, mẹ không nên lơ là chế độ dinh dưỡng cho con, cần cho bé ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là uống nhiều nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bé bị mất đi do sốt.

Cho con đi thăm khám với bác sĩ

Làm gì khi trẻ bị sốt? Câu trả lời mẹ nào cũng nên biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu khi nào cần cắt bỏ?

Sốt là một phản ứng của cơ thể bé chống lại tác nhân gây bệnh, trẻ bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi bé bị sốt mẹ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ để bé được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả. (ảnh minh họa)

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Nhi khoa tại Hệ thống y tế Thu Cúc cho biết: khi bé bị sốt, điều đầu tiên cần làm là hạ sốt cho trẻ. Những để chấm dứt được cơn sốt thì cần phải xác định được nguyên nhân gây sốt cho bé là gì, để từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Bé bị viêm VA, viêm Amidan cũng có thể gây sốt, bé bị Viêm họng cấp cũng có thể gây sốt, bé bị viêm phế quản, viêm phổi,… cũng có thể gây sốt. Vì vậy cần phải biết con sốt do lý do gì thì việc điều trị mới có hiệu quả.

Mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất cho con.

Tuyệt đối KHÔNG làm những điều sau khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không nên làm những điều sau để tránh gây hại cho bé:

– Cho con uống hạ sốt quá sớm: Uống hạ sốt quá sớm (dưới 38,5 độ C) không giúp phòng nguy cơ sốt cao mà còn gây hại cho bé

– Lạm dụng thuốc động kinh: Uống thuốc động kinh không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ. Bé có cơ địa co giật thì sốt dưới 38,5 độ C cũng có thể co giật. Vì vậy ba mẹ tuyệt đối không cho bé uống thuốc chống động kinh. Đối với những bé bị co giật, tuyệt đối không nên cho bất cứ thứ gì kể cả ngón tay, đũa, khăn mềm vào miệng bé khi đang lên cơn co giật. Cần bình tĩnh qua cơn co giật rồi cho bé đến bệnh viện.

– Tự chia liều nhét hậu môn: Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

– Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt: Trẻ bị sốt, ba mẹ không nên chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt,… chỉ có tác dụng hạ sốt 1 giờ đâu, những sau đó trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn có thể làm hại da của trẻ. Nếu bé bị sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh thêm trầm trọng hơn, làm tăng khả năng viêm phổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *