Triệu chứng của u thanh quản rất giống với những bệnh lý khác nên nhiều người bệnh không phát hiện ra. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: U thanh quản: Triệu chứng và cách phòng ngừa
1. Tổng quát bệnh u thanh quản
1.1. U thanh quản là gì?
Thanh quản là một bộ phận nằm sâu trong cổ họng của chúng ta, có chức năng thở và phát âm.
Khi các biểu mô ở thanh quản tăng trưởng một cách mất kiểm soát sẽ hình thành nên các khối u. Vì nằm sâu trong cổ họng nên biểu hiện của bệnh không rõ rệt, khó nhận biết. Thậm chí, một số biểu hiện lại khá giống các bệnh tai mũi họng thông thường nên dễ bị bỏ qua.
U thanh quản khi phát triển mạnh mẽ sẽ trở thành ung thư thanh quản và di căn đến phổi. Ngoài ra, ung thư thanh quản còn có nguy cơ di căn theo đường bạch huyết, đường máu.
Khi các biểu mô ở thanh quản tăng trưởng một cách mất kiểm soát sẽ hình thành nên các khối u ở thanh quản.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến u thanh quản
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác minh chính xác những nguyên nhân dẫn đến hình thành khối u ở thanh quản. Thực tế, bất cứ yếu tố nào tác động và làm thay đổi quá trình tăng trưởng của các tế bào biểu mô ở thanh quản đều có nguy cơ gây ra u trong thanh quản.
Thực tế, bất cứ sự thay đổi nào trong DNA của tế bào cũng là tiền đề dẫn đến một bệnh lý ác tính nào đó. Bởi lẽ, khi quá trình tăng trưởng DNA tế bào bị thay đổi, phần lớn các tế bào sẽ sinh sôi đến mức kiểm soát chứ không chết đi theo chu trình thông thường.
2. Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư thanh quản
Có một số yếu tố tuy không góp phần làm thay đổi quá trình tăng trưởng của DNA tế bào nhưng lại làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:
2.1. Nhân khẩu học
– Giới tính: Tỷ lệ mắc u thanh quản ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới;
– Độ tuổi: Phần lớn những người mắc bệnh đều ở độ tuổi trên 55.
– Tiền sử mắc bệnh ung thư: Những người từng mắc các bệnh ung thư vùng đầu mặt hay có người thân (cha, mẹ, anh, chị, em…) được chẩn đoán mắc các bệnh ung thư vùng đầu mặt cũng nên cẩn thận;
2.2. Các thói quen xấu
– Thường xuyên hút thuốc lá: Thói quen xấu này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản mà còn có nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư bàng quan… Đặc biệt, những người nghiện thuốc lá nặng, có tần suất hút nhiều hơn 25 điếu/ngày, kéo dài hơn 40 năm thì tỷ lệ mắc các bệnh ung thư cao gấp 40 lần so với những người ung hút thuốc.
– Thường xuyên sử dụng bia, rượu: Bia rượu và các thức uống có cồn gây kích ứng dây thanh quản và làm tăng nguy cơ hình thành u ở thanh quản. Đặc biệt, những người lạm dụng cả thuốc lá và bia rượu đều là nhóm có nguy cơ mắc bệnh rất cao;
– Chế độ ăn thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng ít rau củ quả, thiếu hụt vitamin A, ăn nhiều các loại thịt đỏ, thực phẩm chiên rán và chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản mà còn có nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư bàng quan…
2.3. Khác
– Môi trường làm việc có nhiều hóa chất độc hại, niken, amiang, acid sunfuric hoặc bức xạ;
– Các bệnh nhiễm trùng vùng răng miệng, tai mũi họng hoặc viêm thanh quản mạn tính… kéo dài dai dẳng, không được chữa trị triệt để;
– Nhiễm virus HPV (Human papilloma virus): Loại virus này được cho là tác nhân làm biến đổi các tế bào biểu mô và biểu bì (như miệng, họng, biểu mô cổ tử cung, hậu môn…), dẫn đến nguy cơ hình thành u trong thanh quản. Virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục, kể cả quan hệ bằng miệng.
3. Triệu chứng nhận biết u thanh quản
Có đến 80% người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng đã điều trị thành công. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều chủ quan, dẫn đến hậu quả bệnh được phát hiện muộn. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.
Tùy vào giai đoạn, kích thước và vị trí khối u mà bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết sau đây:
– Khàn tiếng: Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 3 tuần, người bệnh nhất định phải tới gặp bác sĩ tai mũi họng ngay lập tức;
– Ho dai dẳng: Đây là dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn nhất nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, nhất là khi có những cơn ho khiến cổ họng bị co thắt lại;
– Khó thở: Khi các khối u phát triển đến kích thước lớn sẽ chèn ép lên dây thanh quản khiến người bệnh khó thở;
– Khó nuốt: Khi khối u lan sang vùng hầu họng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khi nuốt. Nhiều trường hợp chỉ có thể ăn cháo, uống sữa, nghiêm trọng hơn là phải bơm thức ăn qua ống sonde dạ dày.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây không chỉ là dấu hiệu nghiêm trọng của u thanh quản mà còn là dấu hiệu của các bệnh ung thư khác.
Tìm hiểu thêm: Nội soi tai mũi họng khi nào cần thực hiện?
Ho dai dẳng là dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn nhất nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
4. Phòng ngừa bệnh u thanh quản
Dựa vào các yếu tố nguy cơ chúng ta có thể phần nào xác định được các biện pháp giúp bảo vệ dây thanh quản khỏi nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, chúng ta hãy bắt đầu phòng bệnh bằng cách thiết lập các thói quen khoa học như:
– Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp, có lợi cho sức khỏe;
– Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và thuốc lá;
– Giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng và tai, mũi học để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng;
– Hạn chế nạp các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn và các đồ muối. Tăng cường bổ sung thực phẩm tươi, rau củ quả vào các bữa ăn để bổ sung vitamin, đặc biệt là: Trái cây họ cam quýt, rau quả màu sẫm như cà chua, cà rốt, súp lơ xanh… Các loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin A, các chất chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa sự phát triển các gốc tự do – một trong những tác nhân gây ung thư.
– Tham gia khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi từ 40 – 50. Việc thường xuyên thăm khám không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường mà còn kịp thời can thiệp để điều trị.
>>>>>Xem thêm: Hiểu rõ về căn bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu
Tăng cường bổ sung thực phẩm tươi, rau củ quả vào các bữa ăn để bổ sung vitamin sẽ giúp phòng ngừa u thanh quản.
5. Kết luận
Có thể nói, u thanh quản là bệnh lý rất khó để xác định được nguyên nhân nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng bệnh. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Mau chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị chi tiết sẽ giúp người bệnh có cơ hội được điều trị thành công hơn!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.