Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Loãng xương diễn tiến âm thầm nhưng hậu quả nặng nề. Bệnh thường phát hiện ở mức độ nặng khi đã có triệu chứng. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu loãng xương là gì và làm sao để phòng tránh?

Bạn đang đọc: Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Loãng xương làm giảm sức mạnh xương, dẫn đến tăng nguy cơ nứt xương, gãy xương.

1. Loãng xương là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh xương, dẫn đến tăng nguy cơ nứt xương, gãy xương. Gãy xương do loãng xương hay gặp ở xương cổ tay, xương sống, xương đùi,…rất khó lành. Bệnh thường xảy ra do sự thiếu hụt các vi chất quan trọng trong cơ thể như vitamin D, canxi, magie…

Sức mạnh của xương phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất lượng xương và khối lượng xương. Để biết sức khỏe xương và phát hiện bệnh loãng xương, bệnh nhân cần phải tiến hành đo mật độ xương (đo lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương).

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1/8 nam giới, 1/2 nữ giới trên 50 tuổi gặp nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Trong đó, số phụ nữ mắc bệnh và ảnh hưởng chiếm số lượng nhiều hơn nam giới.

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, trong đó tuổi tác là một nguyên nhân thường gặp.

2. Loãng xương gồm mấy loại và nguyên nhân gây bệnh

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, loãng xương được chia làm 2 loại: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

2.1. Loãng xương nguyên phát

Đây là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài nguyên nhân mãn kinh và tuổi tác. Quá trình lão hóa của tạo cốt bào làm hai quá trình tạo xương và hủy xương mất cân bằng. Kết quả gây nên thiểu sản xương, loãng xương.Loãng xương nguyên phát bao gồm 2 type:

2.1.1. Loãng xương nguyên phát type 1

Còn gọi là loãng xương sau thời kỳ mãn kinh. Tổn thương chủ yếu ở dạng này là mất chất khoáng ở xương xốp, lún đốt sống, gãy xương Pouteau-Colles.Nguyên nhân gây bệnh do giảm nội tiết tố estrogen, giảm tiết hormone tuyến cận giáp trạng, hoạt động enzyme 25-OH-vitamin D1-hydroxylase suy giảm, canxi niệu tăng thải…Loãng xương nguyên phát type 1 thường gặp ở phụ nữ mãn kinh, trong độ tuổi 50-55.

2.1.2. Loãng xương nguyên phát type 2

Còn gọi là loãng xương do tuổi già. Tổn thương chủ yếu ở dạng này là mất chất khoáng toàn thể (cả xương xốp và xương đặc), gây ra bệnh gãy cổ xương đùi.Nguyên nhân gây bệnh do giảm chức năng tạo cốt bào, giảm hấp thu canxi dẫn đến cường cận giáp thứ phát.Loãng xương nguyên phát type 2 gặp ở cả 2 giới, trong độ tuổi trên 70.

2.2. Loãng xương thứ phát

Đây là loại loãng xương tìm được căn nguyên gây bệnh, liên quan đến một số bệnh lý mạn tính và việc sử dụng một số loại thuốc. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh loãng xương thứ phát bao gồm:

  • Bệnh khớp: cột sống, viêm khớp dạng thấp…
  • Bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp, bệnh to đầu chi…
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh tiêu hóa
  • Bệnh gan mãn tính
  • Bệnh di truyền
  • Do sử dụng thuốc lợi tiểu, Heparin, Corticoid…kéo dài

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân sau bó bột gãy xương

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Những cơn đau âm ỉ thắt lưng cột sống, đầu gối, xương hông…với người trên 38 tuổi là dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

3. Triệu chứng điển hình bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương thường phát triển thầm lặng, chỉ được phát hiện khi có những biểu hiện bất thường ở khả năng vận động và người bệnh đi khám.

  • Xương trở nên yếu hơn, dễ gãy khi gặp chấn thương nhỏ như té ngã, va đập, trẹo chân…
  • Đau lưng cấp, chiều cao giảm, còng lưng, khom lưng do mật độ xương giảm, gãy lún cột sống.
  • Đau nhức, mỏi dọc các đầu xương.
  • Đau các vùng xương chịu nhiều trọng lượng cơ thể như thắt lưng cột sống, đầu gối, xương hông…Những cơn đau âm ỉ kéo dài và lặp đi lặp lại. Cơn đau tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế hoặc đứng ngồi lâu. Cơn đau thuyên giản khi nghỉ ngơi.
  • Khó cúi gập người, xoay người.
  • Người trung niên, cao tuổi, loãng xương thường xuất hiện cùng dấu hiệu các bệnh huyết áp cao, thoái hóa khớp, giãn tĩnh mạch…

4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

Loãng xương thường hay xảy ra ở những đối tượng:

  • Người cao tuổi, nhẹ cân, ít vận động.
  • Người hay lạm dụng rượu bia, cafe, chất kích thích, thuốc lá.
  • Người có chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng, thiếu canxi và vitamin D.
  • Người có tiền sử gãy xương (gia đình và bản thân).
  • Người có bệnh lý như cường giáp, huyết áp cao, đái tháo đường, viêm khớp…
  • Phụ nữ mãn kinh sớm, mắc bệnh nội tiết, cắt bỏ buồng trứng, thiếu hormone sinh dục.
  • Bệnh có nguy cơ cao ở những người dùng thuốc kéo dài: Corticoid, thuốc chống động kinh…
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới: Mật độ xương phụ nữ sau 30 tuổi mỗi năm giảm 0.75-1% và giảm gấp 3 lần sau mãn kinh. Trong khi con số này ở nam giới chỉ là 0.4%/ năm sau 50 tuổi.

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm xương khớp

Bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta hiểu biết về bệnh, ăn uống và điều trị tích cực.

5. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương diễn tiến âm thầm nhưng hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Hậu quả lớn nhất của bệnh là gây rạn xương, gãy xương hoặc nứt xương. Người bệnh loãng xương chỉ cần một va chạm nhẹ cũng đủ để làm tổn thương xương nặng nề.Các vùng xương chịu tác động nhiều nhất của căn bệnh này là xương chịu lực như xương cột sống thắt lưng, xương đùi, xương hông, xương chậu, xương cẳng tay, cẳng chân…Ngoài ra, loãng xương làm tăng nguy cơ mắc biến chứng hô hấp, tim mạch…do phải nằm bất động điều trị gãy xương, nứt xương.Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương bao gồm:

  • Gãy cổ tay, gãy cổ xương đùi, gãy khớp háng.
  • Gãy lún hoặc cong vẹo cột sống.
  • Cong xương, giảm chiều cao.
  • Giảm tuổi thọ, tăng gánh nặng chi phí.
  • Hạn chế vận động, khó đi lại.

6. Phải làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng tránh nếu như chúng ta trang bị hiểu biết về bệnh, thực hiện chế độ ăn uống và điều trị tích cực, đúng cách.Các phương pháp chia sẻ dưới đây có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến độ loãng xương:

  • Việc phòng bệnh loãng xương phải được thực hiện từ trong bụng mẹ thông qua chế độ ăn đầy đủ vitamin D và canxi. Trẻ em sau khi sinh cần được khám sức khỏe định kỳ từ nhà trẻ, mẫu giáo để phát hiện sớm bệnh còi xương.
  • Cần duy trì chế độ ăn giàu vitamin D, magiê, vitamin K, vitamin C, canxi hoặc bổ sung canxi hàng ngày. Nhu cầu canxi theo độ tuổi dưới 15 là 600-700 mg/ngày; trên 15 là 1000mg/ngày; trên 50 là 1200mg/ngày.
  • Tránh và nên hạn chế hút thuốc, rượu bia, cafe, chất kích thích…
  • Thường xuyên tập thể dục để hạn chế tối đa sự mất xương. Các bài tập được khuyến khích bao gồm: đi bộ, aerobics, yoga, bơi lội, đạp xe…
  • Đối với người cao tuổi nên đề phòng té ngã có thể gây tổn thương xương, khó lành.
  • Khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người trên 50 tuổi.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ loãng xương là gì cũng như hậu quả của nó đối với sức khỏe con người. Khi nhận thấy bản thân và người xung quanh có các dấu hiệu loãng xương như đau mỏi cột sống, xương khớp, đau cơ bắp, khó khăn di chuyển…cần đi khám để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Không nên tự ý mua thuốc giảm đau điều trị vì có thể gây ra những hậu quả nặng nề, làm tình trạng loãng xương khó kiểm soát hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *