Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không là câu hỏi thường gặp ở nhiều người gặp phải tình trạng này. Bệnh gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong bài tin dưới đây, hãy cùng đi tìm hiểu về bệnh lý này nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không và cách phòng ngừa
1. Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng không lây nhưng thường có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cái
Viêm mũi dị ứng là tình trạng rối loạn dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường. Các dị nguyên thường gặp và phổ biến nhất là khói bụi, bào tử nấm lơ lửng, phấn hoa, các mùi gây kích thích, ẩm mốc, không khí lạnh,… Do xuất phát từ cơ địa của từng người nên tình trạng này không lây truyền, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh lý có tính di truyền. Như vậy, bố mẹ bị viêm mũi dị ứng hay có cơ địa dị ứng với chất nào thì khì khả năng con sinh ra cũng gặp phải các triệu chứng tương tự là rất cao.
Viêm mũi dị ứng thường có hai dạng: viêm mũi dị ứng theo mùa và không theo mùa. Với viêm mũi dị ứng theo mùa, bệnh thường chỉ tái phát vào mùa lạnh, người bệnh hoàn toàn bình thường trong các mùa nắng ấm. Ngược lại, viêm mũi dị ứng không theo mùa thì có thể tái phát bất cứ lúc nào, trường hợp này thường phức tạp hơn vì chỉ cần tiếp xúc với các dị nguyên thì các triệu chứng dị ứng đã bắt đầu khởi phát.
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ có những biểu hiện đầu tiên như hơi nhói trong hốc mũi, hơi cay mũi, kéo theo ngay sau đó là một loạt phản ứng hắt hơi và tiết dịch nhầy trong như nước.
Tình trạng hắt hơi theo một tràng dài và chảy nước mũi liên tục gây ra không ít phiền toái cho người bệnh gặp phải. Các triệu chứng này có xu hướng thường gặp nhất là vào các buổi sáng khi vừa ngủ dậy, nhất là khi trời lạnh và thường giảm dần vào buổi chiều tối.
Song song với hắt hơi và chảy nước mũi, tuyến lệ cũng sẽ bị kích thích khiến cho tình trạng chảy nước mắt liên tục, cay mắt và ngứa mắt. Các phản ứng này còn làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu và có xu hướng buồn ngủ, sợ sáng. Chính vì vậy ta thường thấy người bị viêm mũi dị ứng kéo dài dễ mất tập trung và thường buồn ngủ nhiều hơn.
Viêm mũi dị ứng sẽ chấm dứt khi chuỗi kích thích của cơ thể với các dị nguyên trong môi trường mất đi. Tuy nhiên nếu viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ khiến niêm mạc mũi sưng nề, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công. Lúc này ngoài viêm mũi do dị ứng, người bệnh còn mắc viêm mũi do virus, vi khuẩn,… gây nhiễm trùng. Viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xoang.
2. Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Tìm hiểu thêm: Điều trị xoang: Thuốc, phẫu thuật và các phương pháp hỗ trợ
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc
Giống như hầu hết các bệnh tai mũi họng khác, các đợt viêm mũi dị ứng tái phát đều hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể chủ động làm giảm triệu chứng bằng cách:
– Chủ động vệ sinh mũi bằng dung dịch muối sinh lý, việc làm này sẽ giúp rửa trôi các chất nhầy và những bụi bẩn bám dính trong niêm mạc mũi, giúp giảm tình trạng kích thích của mũi.
– Giữ mũi ấm bằng cách biện pháp như xông mũi hay đeo khẩu trang, di chuyển vào các khu kín gió nếu đang ở nơi lạnh,…
– Trong trường hợp cho phép, hãy nghỉ ngơi để cơ thể không bị mệt mỏi.
Trong rất nhiều trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ, chỉ với hai thao tác đơn giản trên cũng đã giúp cho triệu chứng giảm nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không giảm mà kéo dài tới 2 – 3 ngày, hãy chủ động đi thăm khám.
Bác sĩ sẽ kiểm tra niêm mạc mũi, có thể thực hiện nội soi mũi xoang để đánh giá tình trạng viêm dị ứng. Nếu tình trạng dị ứng kéo dài, các dịch nhầy ứ đọng đã tạo thành các ổ viêm, nhầy chuyển vàng (sổ mũi) sẽ cần điều trị bằng kháng sinh để ngăn chặn viêm.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không khó chữa nhưng nếu để tái phát liên tục hoặc bệnh kéo dài không dứt điểm thì nguy cơ viêm mũi mạn tính và sau đó là tình trạng viêm xoang rất có thể sẽ xảy ra. Viêm xoang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe (cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp tới mũi, họng, mắt, thần kinh và não bộ). Cùng với đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy hãy chủ động điều trị dứt điểm các đợt viêm mũi dị ứng tái phát.
>>>>>Xem thêm: Viêm mũi dị ứng và cách phòng tránh
Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng không hết sau 2 ngày hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra
3. Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng tái phát
Viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào cơ địa và sự tiếp xúc với các dị nguyên. Chính vì thế bản thân người bệnh sẽ không thể biết trước khi nào niêm mạc mũi lại vô tình tiếp xúc với các dị nguyên có ở ngoài môi trường và gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Bởi vậy, cách tốt nhất chính là chủ động phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Đây cũng là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn các bệnh lý là hệ quả của viêm mũi dị ứng gây ra như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm khóe mắt, tuyến lệ và viêm xoang,….
Để phòng ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, bạn nên:
– Chủ động sử dụng các trang phục, dụng cụ bảo hộ khi phải di chuyển và làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi,… như khẩu trang, mũ chắn, kính chắn,….
– Giúp cho mũi họng luôn khỏe bằng cách thực hiện vệ sinh mũi họng đúng cách hằng ngày.
– Tăng đề kháng tự nhiên của cơ thể thông qua ăn uống, vận động, nghỉ ngơi khoa học
– Giữ môi trường sống trong sạch để không bị bụi bẩm tích tụ, nấm mốc phát triển: Giữ nhà ở và môi trường xung quanh khu vực nhà ở thông thoáng, sạch sẽ.
Lưu ý, ngay cả khi không tái phát, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh bạn cũng nên duy trì khám sức khỏe mỗi năm từ 1 – 2 lần để phát hiện sớm những bất thường.
Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã trả lời được câu hỏi bệnh viêm mũi dị ứng có thể điều trị được hay không và nắm được những biện pháp đơn giản để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, hãy chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, thông minh để có một cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.