Chế độ dinh dưỡng luôn là một trong những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả điều trị của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Vậy người bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để ngăn bệnh tiến triển nặng thêm?
Bạn đang đọc: Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính về cơ xương khớp rất phổ biến, thường gặp ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào chính các mô bình thường trong cơ thể, gây ra tình trạng sưng đỏ, đau nhói và xơ cứng các khớp bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, bàn chân và khớp gối.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, hạn chế vận động và thậm chí có thể gây biến dạng khớp.
2. Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì
Để hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến xấu đi, người bị viêm khớp dạng thấp cần tránh xa một số loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:
2.1. Thực phẩm giàu đạm
Những loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, trứng, sữa, một số loại hải sản,… sẽ kích thích tình trạng viêm ở khớp, làm khớp dễ bị sưng và tăng cảm giác đau đớn. Lý giải cho tình trạng này là do trong thành phần của chúng có chứa nhiều chất béo bão hòa – thúc đẩy giải phóng ra PG và cytokine gây nên phản ứng viêm.
2.2. Tinh bột, thực phẩm có hàm lượng gluten cao
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột có hàm lượng gluten cao như lúa mạch, lúa mì, bột sắn, bánh mì,… có thể khiến tình trạng viêm trong cơ thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người mắc viêm khớp dạng thấp cũng cần chủ động loại bỏ những món ăn này ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Nên kiêng ăn những loại thực phẩm chứa nhiều gluten như bánh mì, bột mì,…
2.3. Carbohydrate tinh chế và đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, carbohydrate tinh chế không tốt cho cơ thể, chúng còn góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tạo ra các chất tiền viêm được gọi là cytokine. Những chất này sẽ làm cho các cơn đau khi bị viêm khớp dạng thấp càng trầm trọng hơn.
Đường có thể khiến cân nặng của bạn tăng lên, làm tăng áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống xương khớp, lâu ngày có thể gây đau nhức và biến dạng sụn khớp.
2.4. Đồ dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ dầu mỡ cũng là những cái tên mà người bị viêm khớp dạng thấp cần tránh xa.
Những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa cao gây nên sự gia tăng cholesterol trong máu, khiến bệnh viêm khớp dạng thấp nặng hơn với cảm giác đau đớn kéo dài, thậm chí còn xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.5. Thức ăn chứa nhiều muối
Muối có thể gây tích nước, sưng phù dẫn đến tăng áp lực lên khớp và gây ra đau nhức. Sử dụng quá nhiều muối cho bữa ăn hàng ngày không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về huyết áp mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh gây viêm. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên duy trì chế độ ăn nhạt, không quá 10g muối mỗi ngày.
2.6. Nước ngọt có ga, đồ uống có cồn và chất kích thích
Một đáp án khác cho câu hỏi viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì mà người bệnh cần ghi nhớ chính các loại nước ngọt có ga, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
Nước ngọt có ga có hàm lượng aspartame cao, thường gây ra phản ứng viêm, đặc biệt là ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá chứa rất nhiều yếu tố gây hại, làm tăng cholesterol trong máu, dễ khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ lặp lại các cơn đau do viêm khớp dạng thấp với cường độ mạnh hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý tuyệt đối kiêng uống rượu bia, bỏ thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích khác.
2.7. Các chế phẩm từ sữa
Người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng nên hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa bởi protein trong sữa có thể tác động làm bùng phát các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.
Tìm hiểu thêm: Mổ dây chằng nên ăn gì và những điều cần lưu ý
Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn
3. Một số lưu ý khác
Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý, để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị cũng như phòng tránh viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt và vận động và khoa học.
3.1. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Những người làm công việc ít vận động, thường xuyên phải ngồi lâu trước máy tính nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và đứng lên vận động nhẹ. Điều này có thể giúp hệ cơ xương khớp được thư giãn và hạn chế tình trạng co cứng cơ, làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh viêm khớp.
Những người thường xuyên phải làm công việc tay chân, lao động nặng nhọc nên cân đối sức khỏe, tránh mang vác nặng hay làm việc sai tư thế và tuyệt đối không được làm việc quá sức.
Nên tập các bài vận động nhẹ nhàng một cách thường xuyên, xoa bóp, kéo giãn bàn tay, ngón tay và các khớp. Đồng thời cũng nên ngủ trên giường phẳng, không kê gối quá cao, ngủ đúng giờ và đủ giấc để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp.
3.2. Tránh cảm thấy căng thẳng, stress
Những cảm xúc tích cực cũng góp phần làm giảm tác động đến quá trình vận chuyển hormon trong cơ thể, giúp hạn chế nguy cơ mắc phải viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, hãy luôn vui vẻ, giữ tâm lý ổn định, tránh suy nghĩ quá mức hay căng thẳng bạn nhé.
>>>>>Xem thêm: Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?
Thường xuyên bị căng thẳng hay stress có thể ảnh hưởng tới tình trạng viêm
3.3. Đi khám sức khỏe định kỳ
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm khớp dạng thấp như: người ở độ tuổi trung niên, người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, người thừa cân béo phì, người có thói quen hút thuốc lá, phụ nữ trên 30 tuổi,… nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để có thể chủ động phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu.
Nói tóm lại, để phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp thì mỗi người trong số chúng ta hãy kết hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn uống lành mạnh với chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra cũng cần kịp thời tham khảo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.