Tìm hiểu các cách tầm soát ung thư vòm họng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm bởi đây loại ung thư hay gặp nhất trong số các tuýp ung thư đầu mặt cổ. Theo Globocan 2020, Việt Nam có 6.040 ca mắc mới và 3.706 ca tử vong do ung thư vòm họng. Ước tính cứ 100.000 người sẽ có 16.184 trường hợp dương tính với ung thư vòm họng.
Bạn đang đọc: 4 cách tầm soát ung thư vòm họng phổ biến hiện nay
1. Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn bệnh
Trước khi biết được ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh bao lâu hay các phương pháp tầm soát như thế nào, bạn cần biết được đây là bệnh gì? Theo đó, ung thư vòm họng là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý ác tính xuất hiện tại khu vực này.
Dựa vào thăm khám, ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh với biểu hiện âm thầm và khó nhận biết.
– Giai đoạn 2: Thời điểm khối u bắt đầu phát triển về kích thước.
– Giai đoạn 3: Khối u đã đạt kích thước lớn. Lúc này, cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt.
– Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác.
2. Ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu và âm thầm
Theo các chuyên gia y tế, ung thư vòm họng là căn bệnh phức tạp. Bệnh có xu hướng phát triển âm thầm và không có dấu hiệu điển hình. Chính vì vậy, bệnh thường được phát hiện muộn. Thời gian ủ bệnh của ung thư vòm họng thường kéo dài từ 3-6 tháng. Cũng có những trường hợp thời gian ủ bệnh lên đến 1 năm. Cần lưu ý rằng, thời gian ủ bệnh của ung thư vòm họng tùy thuộc vào sức đề kháng của từng cá nhân.
Thời gian phát bệnh sẽ sau giai đoạn ủ bệnh. Khi này, ung thư vòm họng sẽ phát triển với các biểu hiện và trải qua các giai đoạn kể trên. Thường mất khoảng vài năm để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Việc phát hiện ung thư vòm họng từ giai đoạn ủ bệnh hoặc giai đoạn mới phát bệnh sẽ giúp gia tăng tỉ lệ chữa khỏi và đem lại cơ hội sống. Tiên lượng tốt, tỉ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân giai đoạn 1 và 2 rơi vào khoảng 70-90%. Đối với giai đoạn 3 và 4, tỉ lệ này chỉ còn 15-30%.
Cần lưu ý thêm, việc tiên đoán về hiệu quả điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
– Tình trạng sức khỏe bệnh nhân
– Giai đoạn bệnh
– Phương pháp điều trị
– Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, chăm sóc, ăn uống
Do đó, những con số trên chỉ mang tính chất tương đối. Có bệnh nhân ở giai đoạn sớm nhưng chỉ sống được nửa năm. Cũng có bệnh nhân ở giai đoạn muộn sống được 5-6 năm. Điều này hoàn toàn bình thường và không hiếm gặp.
3. Bốn cách tầm soát ung thư vòm họng phổ biến hiện nay
3.1. Xét nghiệm máu
Trên thực tế, xét nghiệm máu thường không được chỉ định để chẩn đoán ung thư vòm họng. Tuy nhiên phương pháp này có thể được chỉ định để xác định mức độ lây lan của bệnh. Bên cạnh đó, chỉ số EBV hoặc SCC đóng vai trò là chất chỉ điểm nguy cơ ung thư. Cụ thể:
– Công thức máu giúp xác định tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh, chẩn đoán những vấn đề về dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh gan thận. Từ đó dự đoán khả năng di căn của ung thư trước khi tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu.
– Xét nghiệm chỉ số EBV giúp xác định hiệu quả của quá trình điều trị ung thư vòm họng.
– Xét nghiệm chỉ số SCC giúp xác định nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy.
Ưu điểm của xét nghiệm máu là đơn giản và không gây đau đớn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể cho kết quả dương tính giả bởi có những chất tương đồng với khối u. Vì vậy, trong sàng lọc ung thư vòm họng, kết quả xét nghiệm máu cần được kết hợp với chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết để cho kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm máu trong suốt quá trình điều trị giúp đánh giá hiệu quả và tiên lượng bệnh.
3.2. Cách tầm soát ung thư vòm họng phổ biến nhất – Nội soi tai mũi họng
Vòm họng nằm ở vị trí sâu trong khu vực đầu cổ nên rất khó quan sát. Do đó, các bác sĩ cần thực hiện nội soi để kiểm tra, phát hiện bất thường. Có 2 kỹ thuật nội soi:
– Nội soi gián tiếp sử dụng gương nhỏ đặc biệt và đèn sáng để soi vòm họng và vùng lân cận.
– Nội soi trực tiếp sử dụng ống mềm có gắn camera và đèn để quan sát niêm mạc họng. Để quá trình thăm khám diễn ra dễ dàng hơn, bác sĩ có thể sử dụng một lượng thuốc tê trước khi bắt đầu.
Trong hai kỹ thuật trên, nội soi ống mềm là phương pháp vượt trội hơn bởi:
– Có khả năng quan sát rõ mọi vị trí
– Cho hình ảnh rõ nét, hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả
– Không gây đau đớn, hạn chế kích ứng khu vực hầu họng cho người bệnh
– Thời gian thực hiện nhanh chóng
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có kinh nghiệm dày dặn và chi phí cao hơn so với nội soi truyền thống.
Tìm hiểu thêm: Khái quát về dị tật bẩm sinh có thể điều trị
Nội soi là phương pháp tầm soát ung thư vòm họng phổ biến nhất.
3.3. Cách tầm soát ung thư vòm họng phổ biến – Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh có thể hỗ trợ xác định vị trí khối u, kiểm tra tình trạng di căn và hiệu quả điều trị. Cụ thể:
– Chụp X-quang ngực: Xác định mức độ di căn phổi của khối u.
– Chụp CT: Xác định vị trí, kích thước, hình dạng khối. Đồng thời tìm kiếm các hạch bạch huyết bị xâm lấn.
– Chụp MRI: Xác định mức độ xâm lấn các mô mềm gần vòm họng của khối u.
3.4. Sinh thiết
Bác sĩ sẽ lựa chọn loại sinh thiết phù hợp với từng khu vực:
– Sinh thiết nội soi: Mẫu tế bào được lấy trong quá trình nội soi và quan sát dưới kính hiển vi.
– Sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ: Được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có khối u ở trong hoặc gần cổ. Phương pháp này sử dụng một cây kim mỏng và rỗng được gắn vào ống tiêm để lấy một lượng dịch nhỏ và quan sát dưới kính hiển vi. Tùy trường hợp vùng da chọc kim sẽ được gây tê hoặc không.
4. Một số lưu ý cho kết quả tầm soát chính xác
Để quá trình sàng lọc cho kết quả chính xác, bạn nên:
– Thực hiện theo mọi chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ.
– Nên thực hiện khám vào buổi sáng và nhịn ăn trước khi lấy máu.
– Không uống rượu bia, đồ có cồn, chất kích thích ít nhất 6 tiếng trước khi thăm khám.
– Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để có kết quả chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Ung thư di căn có chữa được không?
Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ y tế được hàng nghìn người dân tin chọn tầm soát ung thư.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai gói tầm soát ung thư vòm họng với đầy đủ các danh mục cần thiết. Đến với Thu Cúc TCI, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu và hệ thống máy móc tân tiến, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp,… giúp bạn phát hiện ung thư từ sớm, đem lại hiệu quả điều trị và cơ hội sống cao.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động tầm soát ung thư vòm họng. Đừng quên tiến hành thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.