Cùng với sự phát triển của nha khoa hiện đại, ngày càng có các kiểu niềng răng ra đời. Tuy nhiên, phương pháp nào phù hợp với bạn? Hãy cùng tìm hiểu về các kiểu niềng răng trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Các kiểu niềng răng tốt nhất hiện nay
1. Niềng răng là phương pháp gì?
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ hiện đại và có hiệu quả lâu dài
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ răng quen thuộc, được đánh giá an toàn và hiệu quả lâu dài. Bằng việc sử dụng các loại khí cụ chỉnh nha khác nhau (tùy từng loại niềng), răng dần trở về đúng vị trí trên cung hàm, giúp người dùng tự tin và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.Theo bác sĩ, độ tuổi niềng răng phù hợp là từ khoảng 10 – 20 tuổi vì cấu trúc xương hàm của giai đoạn này tương đối mềm, dễ tác động nên có thể đạt được hiệu quả cao. Còn khi bước sang giai đoạn sau đó từ 20 đổ lên thì cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện, khớp xương đã cứng nên việc niềng răng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
2. Các kiểu niềng răng
2.1 Niềng răng bằng mắc cài kim loại
Với phương pháp này, nha sĩ sẽ dùng bộ 3 khí cụ truyền thống mắc cài, dây cung và dây thun để điều chỉnh và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Được đánh giá có hiệu quả nhanh chóng, lâu dài và có chi phí rẻ nhất, tuy nhiên màu sắc kim loại của mắc cài lại khiến tính thẩm mỹ bị hạ thấp. Khi người bệnh cười hay giao tiếp thì rất dễ lộ ra màu sắc của mắc cài.
2.2 Niềng răng bằng mắc cài tự động
Để hạn chế được những bất lợi do dây chun gây ra như dây chun tuột, nuốt phải dây chun, dây chun bắn vào lợi….mắc cài tự động đã được sản xuất. Loại mắc cài này được làm bằng kim loại, có nắp tự động, giúp dây cung tự động trượt vào rãnh mắc cài và cố định tại đó mà không cần đến dây chun. Điều này cũng giúp bệnh nhân giảm được số lần cần đi tái khám với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa.
2.3 Niềng răng bằng mắc cài sứ
Với mong muốn cải thiện tính thẩm mỹ cho niềng răng, mắc cài bằng sứ được ra đời. Đúng như tên gọi, mắc cài của phương pháp này được làm bằng chất liệu sứ – một chất liệu có màu sắc tự nhiên và tương tự như răng thật. Nhược điểm của chất liệu này có thể bị vỡ khi gặp tác động mạnh và thời gian niềng lâu hơn phương pháp mắc cài kim loại.
Tìm hiểu thêm: Chi phí lấy cao răng tại phòng khám nha: Tham khảo ngay
Niềng răng sứ được cải thiện tính thẩm mỹ hơn so với phương pháp mắc cài kim loại
2.4 Niềng răng bằng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)
Đưa tính thẩm mỹ của phương pháp niềng răng lên một tầm cao mới, phương pháp mắc cài mặt trong được nghiên cứu ra và có rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Thay vì gắn ở mặt ngoài, mắc cài bằng kim loại được tỉ mỉ gắn vào mặt trong, từ đó giúp cho niềng răng rất khó bị lộ khi cười hay nói chuyện. Tuy nhiên, vì đây là kỹ thuật mới, vị trí niềng khuất tầm nhìn nên đòi hỏi cần thực hiện ở các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao để đạt được kết quả như mong muốn và không xảy ra biến chứng.
2.5 Niềng răng bằng mắc cài trong suốt
Phương pháp này được nghiên cứu và ra đời với công nghệ tân tiến nhất. Thay vì phải đeo niềng 24/24 và không được tháo ra trong suốt quá trình, niềng răng trong suốt có thể tháo lắp ra dễ dàng khi người dùng có nhu cầu vệ sinh răng miệng, ăn uống hay vào dịp đặc biệt. Thêm vào đó, màu sắc trong suốt của loại niềng răng này đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao.
3. Thời gian niềng răng
Trung bình, thời gian niềng răng sẽ khoảng 18 – 24 tháng tùy vào khuyết điểm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có cấu trúc răng phức tạp hơn thì thời gian điều chỉnh răng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được lên phác đồ niềng răng đúng chuẩn, đúng thời gian và hạn chế nguy cơ gặp biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Chi tiết và quy trình trám răng sâu lỗ nhỏ
Chọn các cơ sở y tế uy tín, bạn sẽ được lên phác đồ niềng răng đúng chuẩn, đúng thời gian và hạn chế nguy cơ gặp biến chứng
Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “các kiểu niềng răng”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để được giải đáp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.