Ý nghĩa xét nghiệm Pap test trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap test giúp sàng lọc những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung. Việc thực hiện tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm này có ý nghĩa cực kỳ quan trong, giúp tăng cơ hội điều trị bệnh thành công.

Bạn đang đọc: Ý nghĩa xét nghiệm Pap test trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung

1. Tổng quan về xét nghiệm Pap test

1.1. Định nghĩa về xét nghiệm Pap test

Xét nghiệm Pap smear hay còn gọi là xét nghiệm Pap test hoặc phết tế bào cổ tử cung. Đây là một loại xét nghiệm tế bào học dùng để tầm soát và phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Xét nghiệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định cơ hội sống của người bệnh.

Ngoài ra, phết tế bào cổ tử cung còn giúp phát hiện những điểm bất thường trong cấu trúc và hoạt động ở tế bào cổ tử cung. Từ đó giúp phát hiện nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong tương lai.

Ý nghĩa xét nghiệm Pap test trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm tế bào học dùng để tầm soát và phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ

1.2. Nên thực hiện xét nghiệm Pap test khi nào?

Xét nghiệm Pap được dùng để tầm soát ung thư và thường kết hợp thực hiện cùng với khám phụ khoa.

Đối với phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm này có thể kết hợp với xét nghiệm HPV để tìm ra virus gây ra u nhú ở người – một bệnh phổ biến dễ lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tùy từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp về tần suất nên thực hiện xét nghiệm này như thế nào.

– Độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi: Nên thực hiện xét nghiệm 2 – 3 năm trên lần.

– Độ tuổi sau 30: Nên thực hiện 3 năm một lần nếu được kết hợp cùng với xét nghiệm HPV và khám phụ khoa định kỳ hàng năm.

– Phụ nữ đã từng cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.

Nếu chị em thuộc một trong những nhóm đối tượng nguy cơ thì nên hiện làm xét nghiệm Pap test này thường xuyên hơn và tùy thuộc vào từng độ tuổi của mình. Những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

– Đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung hoặc qua các xét nghiệm phát hiện các tiền ung thư.

– Bị nhiễm virus HPV.

– Mang thai nhiều lần và mang thai lần đầu dưới 17 tuổi.

– Đã sử dụng thuốc Diethylstilbestrol (thuộc nhóm nội tiết estrogen)  trước khi sinh.

– Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép nội tạng, hóa trị hoặc sử dụng corticosteroid (thuốc kháng viêm mạnh) kéo dài.

2. Xét nghiệm Pap test được thực hiện như thế nào?

Để tiến hành xét nghiệm này, bạn cần nằm ngửa trên giường chuyên dụng trong tư thế thả lỏng.

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là mỏ vịt để chèn vào âm đạo. Mỏ vịt này có chức năng mở rộng và cố định để bác sĩ có thể quan sát rõ khu vực bên trong cổ tử cung. Sau khi khám trực quan cổ tử cung, bác sĩ sẽ dùng tăm bông hoặc bàn chải lấy mẫu chuyên dụng để lấy tế bào ở trong và ngoài cổ tử cung.

Hai mẫu tế bào này sẽ được phết trên lam kính rồi đưa tới phòng xét nghiệm để thực hiện phân tích. Thông thường sau khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày bạn sẽ nhận được kết quả.

Khi có kết quả xét nghiệm, nếu có các tế bào bất thường và HPV dương tính, bạn sẽ cần thực hiện thêm các phương pháp bổ sung khác để kết quả được chính xác nhất.

Quá trình xét nghiệm Pap rất đơn giản và nhanh gọn nên sau khi thực hiện xét nghiệm này hiếm khi xảy ra tình trạng đau đớn hay tổn thương. Nhưng nếu thực hiện lần đầu bạn sẽ cảm thấy không quen và cảm giác hơi khó chịu trong khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo thì bạn nên thông báo ngay tới bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Ung thư ở VN: mắc mới nhiều, tử vong cao

Ý nghĩa xét nghiệm Pap test trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Sau khi khám trực quan cổ tử cung, bác sĩ sẽ dùng tăm bông hoặc bàn chải lấy mẫu chuyên dụng để lấy tế bào ở trong và ngoài cổ tử cung.

3.Một số điều nên chú ý trước khi làm xét nghiệm

Để kết quả được chính xác nhất, chị em nên lưu ý một số điều sau:

– Tránh quan hệ tình dục hoặc thụt rửa âm đạo, thuốc diệt tinh trùng (dạng bọt, kem hoặc thạch) trong 24 – 48 giờ trước khi xét nghiệm: Những tác động vào âm đạo trước khi xét nghiệm có thể làm các tế bào bất thường bị che khuất hoặc rửa trôi dẫn tới kết quả xét nghiệm không chính xác.

– Trường hợp đang đặt thuốc trong quá trình điều trị bạn nên thông báo trước với bác sĩ trước buổi xét nghiệm

– Nên tránh thời gian “đèn đỏ” để thu được xét nghiệm chính xác nhất. Kết quả xét nghiệm sẽ chính xác nhất khi được thực hiện vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, khoảng 10 -20 ngày tính từ ngày hành kinh đầu tiên.

– Nên đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm Pap khoảng 20 phút sẽ giúp bạn sẽ không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình thực hiện xét nghiệm.

Các xét nghiệm không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối nên chị em cần giữ một trạng thái tâm lý ổn định nhất. Trong trường hợp âm tính hoặc dương tính giả, chị em cần thực hiện các phương pháp chuyên sâu để chắc chắn bản thân có đang mắc ung thư cổ tử cung hay không. Chính vì vậy mà chị em nên lựa chọn những cơ sở thăm khám uy tín để đảm bảo chất lượng kết quả.

Ý nghĩa xét nghiệm Pap test trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Biến chứng của tiền sản giật – nguy hiểm khôn lường

Những tác động vào âm đạo trước khi xét nghiệm có thể làm các tế bào bất thường bị che khuất hoặc rửa trôi dẫn tới kết quả xét nghiệm không chính xác.

Hệ thống y tế Thu Cúc TCI hiện là một địa chỉ tầm soát ung thư được chị em gửi gắm niềm tin nhất. Đáp ứng nhu cầu sức khỏe của chị em, Thu Cúc TCI đã xây dựng gói tầm soát ung thư tử cung phù hợp với mọi đối tượng với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu.

Với sự kết hợp của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao giúp có những tư vấn cụ thể nhất cho từng tình trạng người bệnh. Thu Cúc TCI sở hữu hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại luôn được đồng bộ giúp các kết quả được chính xác nhất. Không gian thăm khám rộng rãi, cùng với hệ thống máy móc hiện đại tại đây giúp tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung đóng vai trò tiên quyết hàng đầu, là cách giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để tìm ra các tế bào bất thường trước khi biến đổi thành ung thư. Vậy nên chị em cần chủ động thực hiện các phương pháp tầm soát để phát hiện bệnh kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *