Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý thường gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng vận động của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây để biết cách điều trị và phòng tránh cho trẻ.
Bạn đang đọc: Tất tần tật về bệnh viêm khớp ở trẻ em
1. Thế nào là bệnh viêm khớp ở trẻ em?
Viêm khớp ở trẻ, hay còn gọi là vô căn (có tên tiếng anh là bệnh Still), có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ em nào, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 17 tuổi. Đây được xem là bệnh mãn tính, kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Trẻ mắc bệnh thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như: viết chữ, mặc quần áo, mang đồ, đi đứng, xoay đầu,…
1.1. Triệu chứng phổ biến của viêm khớp ở trẻ em
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh viêm khớp mà ba mẹ nên lưu ý:
– Sốt, đau nhức toàn thân
– Mệt mỏi
– Đau cứng khớp vào buổi sáng hoặc cuối ngày
– Nổi ban đỏ ở thân mình và các chi
– Nổi hạch, viêm thanh mạc,…
– Chấn thương do hoạt động nhưng không hết đau các khớp
– Lười vận động
Trên là những biểu hiện thường thấy của bệnh nhân bị viêm khớp. Tuy nhiên, bạn cần phải tỉnh táo để đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi thấy bé có những triệu chứng này:
– Gặp tác dụng phụ của thuốc
– Đau sau vận động
– Tình trạng đau nhức xương khớp diễn ra liên tục và tái phát nhiều lần
Nếu trẻ không được chữa trị viêm khớp, dễ có nguy cơ biến chứng bệnh như:
– Chậm phát triển: Hệ thống dây chằng, sụn và các khớp của trẻ phát triển không đồng đều. Trẻ có thể mắc một số ngón quá dài, ngón quá ngắn hoặc chiều dài các ngón tay không đều nhau.
– Các vấn đề về mắt: có thể gây ra một số bệnh về mắt như hốc mắt, đau mắt đỏ, suy giảm thị lực hoặc nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
– Khả năng vận động bị hạn chế
– Có nguy cơ bại liệt các chi, teo cơ
Trẻ thường đau cứng khớp vào buổi sáng
1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ở trẻ em
Theo các chuyên gia y tế, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ở trẻ em. Tuy nhiên, rối loạn hệ miễn dịch là yếu tố nghi ngờ đầu tiên bởi sự tấn công hàng loạt của virus, vi khuẩn sẽ làm hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, gây sưng tấy, viêm nhiễm các xương khớp. Đó cũng chính là lý do vì sao được gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên.
Bên cạnh nguyên nhân rối loạn hệ miễn dịch, còn các tác nhân khác cũng gây nên bệnh viêm khớp ở trẻ nhỏ. Đó là:
– Thừa cân: Khi cân nặng vượt quá mức cho phép, dây chằng và các xương khớp bị chèn ép. Lâu dần các bộ phận này bị suy yếu và dễ dàng để cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
– Chấn thương xương khớp: Dù tình trạng xương bị chấn thương ít hay nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hệ thống xương khớp của cơ thể, khiến bộ phận này trở nên suy yếu. Trong trường hợp không điều trị đúng cách hoặc kịp thời, rất dễ xảy ra bệnh viêm khớp
– Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, các gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm khớp thì trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Tìm hiểu thêm: Viêm thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tình trạng viêm khớp
2. Phương pháp điều trị viêm khớp ở trẻ nhỏ được ứng dụng nhiều
Để có phác đồ điều trị bệnh viêm khớp cho trẻ chính xác nhất, bước chẩn đoán bệnh lý là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng thông qua các câu hỏi trước khi tiến hành các bước xét nghiệm và khám chuyên sâu. Các bước khám để chẩn đoán và phát hiện bệnh viêm khớp thiếu niên, đó là:
2.1. Xét nghiệm máu
– Đây là phương pháp dùng tốc độ máu lắng hồng cầu trong ống nghiệm để bác sĩ xác định mức độ mắc bệnh viêm khớp.
– Tỷ lệ hồng cầu càng lắng nhiều thì tình trạng viêm nhiễm tại xương khớp càng nặng và ngược lại.
2.2. Chẩn đoán hình ảnh
– Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng tổn thương của hệ xương khớp, phân loại nhóm của bệnh xương khớp và theo dõi sự phát triển của các xương.
– Phương pháp này không gây đau đớn, không xâm lấn cho trẻ nhỏ.
– Chẩn đoán hình ảnh bao gồm các bước khám: siêu âm, chụp X-quang,…
Sau khi đã xác định liệu trẻ có mắc bệnh viêm khớp không và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành phác đồ điều trị theo từng thể trạng bệnh nhân và trường hợp bệnh, nhằm mục đích giảm đau, duy trì chuyển động và giảm tổn thương cho các khớp ở trẻ. Sau đây là một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng:
– Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho trẻ uống sau khi nắm rõ trường hợp và mức độ bệnh viêm khớp của trẻ. Lưu ý theo dõi quá trình trẻ sử dụng thuốc và đảm bảo uống đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê.
– Vật lý trị liệu: Kết hợp việc uống thuốc và trị liệu vật lý để giảm thiểu tối đa đau đớn do viêm khớp gây ra. Phương pháp này có tác dụng tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng, dính khớp. Vật lý trị liệu bao gồm: tắm suối khoáng, tập bài thể dục phục hồi chức năng vận động khớp,…
>>>>>Xem thêm: Điều trị đau cổ vai gáy: Từ nguyên nhân đến phương pháp
Dùng vật lý trị liệu để giảm thiểu tình trạng căng cơ, dính khớp ở trẻ
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp ở trẻ em để biết cách điều trị cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.