Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được cho là hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ mắc( dưới 6%). Điều đáng nói là bệnh có thể gây những biến chứng cực nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của trẻ. Bố mẹ cần hết sức cảnh giác, đặc biệt trong thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát ở nhiều nơi.

Bạn đang đọc: Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm

1. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu?

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh này thường gặp ở trẻ em và người lớn, nhưng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là trường hợp hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chưa hoàn thiện hệ miễn dịch, khi nhiễm virus này, cơ thể chúng rất khó có thể chống lại virus.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, có hai con đường chính khiến trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết, đó là:

– Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu người mẹ mắc sốt xuất huyết trong thời gian mang thai hoặc ngay trước khi sinh, virus có thể truyền sang thai nhi.

– Bị muỗi đốt: Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus Dengue khi bị muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh đốt.

Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm

Hình ảnh muỗi Aedes aegypti gây bệnh sốt xuất huyết

Vào những thời điểm giao mùa, dịch sốt xuất huyết rất dễ bùng phát, các bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

2. Nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và các biến chứng

2.1. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có biểu hiện gì?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chưa có khả năng phản ứng, khiến bố mẹ chú ý tới bất thường trong cơ thể của chúng. Tuy nhiên, dựa trên những đặc điểm sau, bố mẹ có thể phát hiện sớm các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ.

– Trẻ sốt cao đột ngột trên 38 độ, lơ mơ, co giật trong 3 ngày đầu, nặng nhất vào ngày thứ 3.

– Da lạnh, xanh xao, bề mặt da nổi chấm đỏ (nhìn rõ vào ngày thứ 3)

– Đại tiện phân lỏng, trớ sữa, chảy máu cam (không phổ biến).

– Trướng bụng, bú kém, nằm li bì.

– Thở nhanh, khó thở, ho, sổ mũi.

– Phù gan, lá lách

Theo các chuyên gia y tế, một số ít trường hợp trẻ dưới 1 tháng tuổi mắc sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Thay vào đó, đa phần trẻ có biểu hiện phù gan (gan to như người lớn).

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng huyết, viêm màng não, rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp.

2.2. Biến chứng sốt xuất huyết

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết là rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, nhiều khả năng trẻ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm:

– Sốc sốt xuất huyết: Xảy ra khi trẻ bị rối loạn tuần hoàn do sốt xuất huyết, thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 6 kể từ khi có triệu chứng.

– Xuất huyết nội tạng: Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có nguy cơ chảy máu ở các cơ quan như phổi, gan và cả não.

– Suy gan cấp: Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể trẻ, làm giảm chức năng gan. – Viêm não: Trẻ sơ sinh có hiện tượng co giật, hôn mê rất nguy hiểm

– Suy đa cơ quan: Ở tình trạng nghiêm trọng, một số cơ quan trong cơ thể trẻ có thể ngừng hoạt động.

Biến chứng do sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể đe dọa tính mạng. Bố mẹ cần khẩn trương cho trẻ đi khám điều trị tại bệnh viện khi phát hiệu dấu hiệu nghi mắc sốt xuất huyết ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Tay chân miệng ở trẻ: Từ triệu chứng đến điều trị

Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể bị biến chứng nghiêm trọng

3. Chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết cho trẻ

3.1. Cách chẩn đoán

Để kiểm tra chính xác trẻ có bị sốt xuất huyết hay không, bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng, đánh giá triệu chứng. Đồng thời, trẻ cần được tiến hành các xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu nhằm xác định chỉ số hồng cầu, hematocrit trong máu

– Xét nghiệm nhanh NS1 nhằm phát hiện kháng nguyên virus Dengue

– Phân tích PCR qua mẫu máu nhằm tìm kiếm sự hiện diện của virus Dengue.

– Siêu âm ổ bụng cho bé nhằm kiểm tra tình trạng tràn dịch, phù nề ở nội tạng.

Ở những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung.

3.2. Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh chuẩn khoa học

Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đối với trẻ sơ sinh, cần chăm sóc đặc biệt tại cơ sở y tế chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng thông qua các hình thức sau:

– Bù nước và điện giải cho trẻ, nhằm đảm bảo sự cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể.

– Nếu trẻ sốt cao, cần dùng thuốc hạ sốt, loại dành cho trẻ sơ sinh

– Trường hợp trẻ sơ sinh sốt xuất huyết nặng, chỉ số tiểu cầu giảm nghiêm trọng, cần truyền máu và các chế phẩm máu.

Bên cạnh đó, trẻ cần được hỗ trợ về hô hấp, tuần hoàn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số sinh tồn và xét nghiệm máu định kỳ đến khi hết triệu chứng bệnh.

Nếu trong vòng 24 giờ dừng uống thuốc hạ sốt, thân nhiệt trẻ vẫn ổn định, trẻ có dấu hiệu thèm ăn, không suy hô hấp, chỉ số tiểu cầu giảm nhẹ hoặc bình thường thì có thể xuất viện, về nhà. Bố mẹ chú ý:

– Cho trẻ bú đủ sữa mẹ hoặc uống sữa công thức theo chỉ định của bác sĩ.

– Đo nhiệt độ cơ thể đều đặn, xử lý đúng cách khi trẻ sốt cao.

– Giữ vệ sinh hàng ngày cho bé, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bệnh khác, đồng thời đưa trẻ tái khám theo lịch.

Lưu ý: Không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không điều trị bằng các mẹo chữa sốt xuất huyết dân gian cho trẻ chưa được kiểm chứng.

4. Cách phòng sốt xuất huyết cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có thể bị sốt xuất huyết do bị muỗi chứa mầm bệnh đốt hoặc lây nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai và sinh con. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết cho trẻ, cha mẹ nên:

Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Cảm cúm ở trẻ và cách phòng ngừa

Bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của muỗi là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả

– Sử dụng màn chống muỗi khi trẻ ngủ và cho trẻ mặc quần áo dài tay thường xuyên.

– Không để nước đọng lâu ngày trong nhà, thường xuyên vệ sinh nơi ở, hạn chế điều kiện sinh sôi của muỗi.

– Sử dụng biến pháp diệt muỗi an toàn như dùng đèn bắt muỗi, thuốc xịt muỗi sinh học…

– Nên tiêm vacxin sốt xuất huyết trước khi mang thai và khám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm tình trạng sốt xuất huyết trong thai kỳ.

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Việc nắm vững kiến thức về bệnh, nhận biết sớm các dấu hiệu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với sự chăm sóc đúng cách và điều trị tích cực, trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết vẫn có cơ hội phục hồi và phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *