Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là

Mặc dù là một căn bệnh phổ biến, viêm tụy cấp lại thường bị xem nhẹ. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe tụy, sốc và suy giảm chức năng nhiều cơ quan. Do đó, việc hiểu rõ các dấu hiệu viêm tụy cấp là vô cùng quan trọng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, giúp phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là

1. Những điều cần biết về căn bệnh viêm tụy cấp để bảo vệ sức khỏe

Tuyến tụy là một cơ quan nhỏ nằm ở phía sau dạ dày, có chức năng sản xuất các enzym tiêu hóa thức ăn và insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy bị viêm, nó có thể ngừng sản xuất các chất này, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của tuyến tụy, thường xuất hiện đột ngột và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này có thể gây ra tổn thương cho tuyến tụy và các cơ quan lân cận.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tụy cấp, bao gồm sỏi mật, sử dụng rượu bia, một số loại thuốc, nồng độ triglyceride cao trong máu, chấn thương bụng, ung thư, nhiễm trùng và nhiều nguyên nhân khác.

Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là

Viêm tụy cấp có thể là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế ngay lập tức

2. Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà bạn cần biết

Như đã nêu ở trên, viêm tụy cấp là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính của tuyến tụy, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh rất quan trọng.

2.1. Nhận biết những dấu hiệu viêm tụy cấp thường gặp

Các dấu hiệu viêm tụy cấp thường gặp bao gồm:

– Đau bụng dữ dội: Là dấu hiệu điển hình, thường xuất hiện đột ngột và kéo dài ở vùng bụng trên rốn. Mức độ đau tăng dần sau 10 – 20 phút và có thể kéo dài sau nhiều giờ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng và dữ dội hơn khi người bệnh nằm ngửa hoặc sau khi ăn.

– Buồn nôn: Hầu hết người bệnh đều có triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày

– Các dấu hiệu khác: Bao gồm tiêu chảy, khó tiêu, sốt,… Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm tụy cấp có thể gây ra sự thay đổi về màu sắc của da và mắt hoặc thở gấp,…

2.2. Dấu hiệu viêm tụy cấp nguy hiểm cần lưu ý

Viêm tụy cấp nặng là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu bệnh viêm tụy cấp nặng có thể xuất hiện đó là:

– Nhiễm trùng tuyến tuy: người bệnh có thể mệt mỏi, lờ đờ, môi khô, lưỡi bẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị mất nước, biểu hiện bằng môi khô, khát nhiều, mắt trũng.

– Sốc: Người bệnh có thể bị sốc, thể hiện qua các dấu hiệu như tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh.

– Suy hô hấp: Người bệnh có thể bị khó thở, SpO2 giảm, da vùng quanh rốn hoặc vùng hông có thể đổi màu xanh tím.

3. Vì sao nhiều người thường lơ là các dấu hiệu viêm tụy cấp?

Viêm tụy cấp là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người thường lơ là các dấu hiệu của bệnh vì một số lý do sau:

– Nhầm lẫn các dấu hiệu: Các triệu chứng viêm tụy cấp có thể giống với các bệnh lý khác. Chẳng hạn như đau dạ dày, đau ruột thừa, hoặc viêm đại tràng. Do đó, nhiều người thường nghĩ rằng các triệu chứng này là do những bệnh lý trên gây ra và không đi khám bác sĩ.

– Tự ý điều trị: Một số người chủ quan và tự ý điều trị bằng thuốc để giảm các triệu chứng. Họ nghĩ rằng sau một thời gian, cơn đau sẽ tự khỏi mà không cần đến bác sĩ.

4. Các biện pháp thường được chỉ định để chẩn đoán viêm tụy cấp

Để chẩn đoán viêm tụy cấp, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng, bao gồm:

4.1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là một trong những biện pháp chẩn đoán viêm tụy cấp. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh viêm tụy cấp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu và siêu âm bụng để chẩn đoán bệnh.

4.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường được chỉ định để đánh giá ban đầu khi nghi ngờ viêm tụy cấp liên quan đến các bất thường như tình trạng ứ mật, tăng lipid máu, tăng calci huyết,… Bác sĩ có thể dựa vào các kết quả này để chẩn đoán xác định hoặc xác định được nguyên nhân của vấn đề viêm tụy.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán gan to bệnh gan, suy tim xung huyết

Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là

Lấy máu là biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán viêm tụy cấp

4.3. Siêu âm bụng

Siêu âm bụng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của viêm tụy cấp. Phương pháp giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh như:

– Tuỵ phù nề tăng kích thước.

– Hoại tử mô tuỵ.

– Áp xe tuỵ.

– Nang giả tuỵ.

– Tụ dịch quanh tuỵ.

Ngoài ra, siêu âm bụng còn được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân viêm tụy cấp để đánh giá xem có các nguyên nhân khác gây viêm tụy như sỏi mật, giãn đường mật, viêm ruột thừa, viêm túi mật,…

4.4. Chụp X – quang hoặc CT – scan

Chụp X – quang hoặc CT – scan vùng bụng có thể giúp phát hiện tràn dịch màng phổi và tổn thương nhu mô phổi. Đây là một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của viêm tụy cấp và người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Trong trường hợp chẩn đoán không rõ ràng nhưng vẫn nghi ngờ viêm tụy, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) với thuốc cản quang tĩnh mạch để xác định hoặc loại trừ chẩn đoán.

Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là

>>>>>Xem thêm: Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người qua đâu

Chụp X – quang để phát hiện tràn dịch màng phổi và tổn thương nhu mô phổi

4.5. Chụp MRI mật tụy

Chụp MRI bụng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có thể giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh một cách rõ ràng và chi tiết hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

Phương pháp này thường được chỉ định khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không thể xác định nguyên nhân gây viêm tụy.

Viêm tụy cấp là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh lý. Khi gặp các dấu hiệu viêm tụy cấp, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *