Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không

Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 chưa khỏi khiến phụ huynh rất lo lắng. Không ít người đặt câu hỏi “bệnh còn kéo dài bao lâu, liệu có diễn tiến nguy hiểm?” Dưới đây là thông tin tư vấn từ bác sĩ TCI về tình trạng sốt xuất huyết kéo dài trên 5 ngày ở trẻ, có giải đáp chi tiết những trường hợp nguy hiểm, bố mẹ nên tham khảo để có hướng xử lý đúng nhất.

Bạn đang đọc: Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không

1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em diễn biến bao lâu?

Để giải đáp câu hỏi “trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi”, chúng ta cần tìm hiểu diễn tiến chung của bệnh này.

Thông thường, từ khi nhiễm virus sốt xuất huyết, trẻ có biểu hiện bệnh kéo dài như sau:

– Từ ngày 1 – 3, trẻ sốt cao đột ngột, kèm theo đau đầu, đau cơ và mệt mỏi.

– Ngày thứ 3 – 5, biểu hiện sốt giảm dần, trẻ xuất hiện thêm triệu chứng nôn, đau bụng, chán ăn, bề mặt da có nốt phát ban đỏ.

– Ngày thứ 5 – 7 là giai đoạn nguy hiểm nhất, trẻ có thể phải đối mặt với tình trạng thoát huyết tương và sốc sốt xuất huyết.

– Sau ngày thứ 7, nếu được điều trị đúng cách, trẻ có dấu hiệu hồi phục. Biểu hiện bệnh có thể hết sau 7 – 10 ngày, nếu sức đề kháng của trẻ tốt.

Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không

Bệnh sốt xuất huyết kéo dài từ 7 – 10 ngày

Như vậy, diễn tiến của một đợt sốt xuất huyết kéo dài 7 ngày liên tục mới có dấu hiệu phục hồi.

Sốt xuất huyết rất phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là Đông Nam Á, Mỹ La tinh và Tây Thái Bình Dương. Theo tổ chức WHO, hàng năm, có khoảng 390 triệu người nhiễm virus sốt xuất huyết trên toàn cầu, trong đó phần lớn là trẻ từ 5 – 15 tuổi.

Tại Việt Nam, theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có 22 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết từ đầu năm 2024 đến nay, trong đó 3 trường hợp đã tử vong. Đáng chú ý, cả 4 tuýp virus Dengue đều đang lưu hành, trong đó tuýp D2 chiếm 70%.

2. Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 có nguy hiểm không?

Tháng 7 – tháng 11 hàng năm là giai đoạn cao điểm của sốt xuất huyết, bố mẹ cần hết sức đề phòng. Làm rõ vấn đề “trẻ sốt xuất huyết lâu ngày có nguy hiểm hay không, các chuyên gia cho hay: Ngày thứ 5 kể từ khi nhiễm virus sốt xuất huyết là thời điểm cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Ở giai đoạn này, bệnh có thể chuyển biến nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

– Thoát huyết tương: Dịch từ mạch máu thoát ra ngoài, gây giảm thể tích tuần hoàn.

– Sốc: Do giảm thể tích tuần hoàn, có thể dẫn đến sốc nếu không được xử trí kịp thời.

– Xuất huyết: Có thể xuất hiện xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

– Suy tạng: Trong trường hợp nặng, có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, não.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là không phải tất cả các trường hợp trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 đều gặp các biến chứng nguy hiểm. Nếu được theo dõi và điều trị đúng cách, nhiều trẻ vẫn vượt qua giai đoạn này an toàn.

3. Nhận biết tình trạng sốt xuất huyết ngày thứ 5 gặp nguy hiểm

Nếu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ diễn tiến nghiêm trọng, từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, trẻ thường có các dấu hiệu sau đây:

– Tiếp tục sốt cao, kèm theo đau bụng, nôn ói ra máu, bụng chướng, đại tiện ra máu hoặc phân đen

– Xuất huyết dưới da (rải rác ở đùi, bụng, mạng sườn, mặt trước cẳng chân, mặt trong cánh tay) và chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết não, hệ tiêu hóa…

– Trẻ mệt li bì, mất sức và cảm thấy khó chịu, mạch nhanh, tụt huyết áp đột ngột do cơ chế bù trừ sinh lý. Trường hợp xấu có thể bị sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

– Trẻ có hiện tượng rò rỉ huyết tương, hạ protein máu, cô đặc máu, tràn dịch màng phổi, phình gan, mí mắt. Nếu huyết tương rò rỉ nhiều, trẻ vật vã, li bì, đầu lạnh buốt, tim đập nhanh.

– Ở tình huống nguy hiểm, trẻ bị suy đa cơ (viêm cơ tim, viêm tụy, suy giảm chức năng gan, viêm não…)

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng và cách điều trị ho gà bệnh học ở trẻ em

Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không

Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 gặp nguy hiểm cần được điều trị tại cơ sở y tế

Khi có những biểu hiện này, trẻ cần tiếp tục được theo dõi và điều trị ngay tại cơ sở y tế. Tuyệt đối xử lý vấn đề sức khỏe cho trẻ tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm.

4. Cách điều trị cho trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5

4.1. Điều trị nội trú

Với tình trạng sốt xuất huyết diễn tiến nguy hiểm, trẻ cần được chăm sóc, hỗ trợ điều trị triệu chứng tại cơ sở y tế. Tại bệnh viện, trẻ được:

– Theo dõi các chỉ số như huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể…

– Bù dịch qua tĩnh mạch

– Xét nghiệm công thức máu, phân tích đông máu để đánh giá tình trạng sức khỏe.

– Thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng và ngừa biến chứng cho trẻ.

– Truyền máu hoặc chế phẩm máu trong trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

4.2. Điều trị ngoại trú

Không phải tất cả các trường hợp trẻ sốt xuất huyết nhiều ngày gặp biến chứng. Nếu tình trạng sốt giảm, trẻ không có biểu hiện bất thường, bố mẹ có thể đưa trẻ về chăm sóc tại nhà. Khi đó nên:

Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không

>>>>>Xem thêm: Cẩn trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ em mùa nắng nóng

Nếu tình trạng sốt xuất huyết sau 5 ngày không chuyển nặng, nên cho trẻ điều trị tại nhà

– Cho trẻ uống nhiều nước, oresol để bù dịch.

– Theo dõi nhiệt độ, mạch, nhịp thở của trẻ thường xuyên.

– Cho trẻ ăn đa dạng dinh dưỡng và chọn thức ăn dễ tiêu hóa.

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Thông thường, trẻ có thể khỏi sốt xuất huyết sau 7 – 10 ngày, nếu bị nặng sẽ kéo dài hơn. Trẻ có sức đề kháng tốt thường hồi phục nhanh, bố mẹ nên áp dụng cách điều trị đúng và kịp thời để hỗ trợ trẻ chống lại virus. Sau khi bình phục, trẻ cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc trong vài tuần.

Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 là giai đoạn cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng với sự theo dõi sát sao và điều trị kịp thời, phần lớn trẻ em đều có thể vượt qua giai đoạn này an toàn. Phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu cần chú ý và đưa trẻ đi viện ngay khi có bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *