Bệnh viêm tụy mạn tính là những thương tổn ở tụy kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút. Chẩn đoán và điều trị sớm triệu chứng viêm tụy mạn tính có thể ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và giúp hạn chế ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Bạn đang đọc: Triệu chứng viêm tụy mạn và những điều quan trọng cần nhớ
1. Viêm tụy mạn tính – Khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng
1.1 Khái niệm bệnh viêm tuyến tụy là gì?
Bệnh viêm tụy mạn tính là bệnh gây ra bởi viêm kéo dài khiến nhu mô tụy bị xơ hóa. Tuyến tụy không thể tạo enzym tiêu hóa như thông thường dẫn tới mất khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất béo cho cơ thể.
Đồng thời xơ hóa kéo dài khiến suy giảm sản xuất hormone insullin khiến người bệnh bị giảm hoặc mất chức năng của tuyến tụy.
Tình trạng viêm tụy mạn tính rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới chức năng tuyến tụy
1.2 Nguyên nhân gây nên viêm tuyến tụy mạn tính
Do chuyển hóa gây độc
– Thói quen uống rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tụy. Loại đồ uống này dẫn tới tổn thương tế bào tụy khiến xơ hóa và chuyển thành mạn tính. Tỷ lệ viêm tụy do bia rượu chiếm 70% tổng số ca bệnh.
– Thuốc lá khiến nguy cơ bệnh viêm tụy tăng cao
– Mỡ máu tăng nhiều và kéo dài.
Do viêm tụy cấp tái phát hoặc trở nặng
Nguyên nhân này chiếm khoảng 10% tổng số ca bệnh.
Do gen của người bệnh
Nếu có tình trạng đột biến gen có thể khiến người bệnh dễ xơ hóa tuyến tụy dẫn tới viêm tụy.
Do tình trạng tự miễn
Trong cơ thể của người bệnh có kháng thể chống lại tế bào tụy của bản thân.
Do bị tắc nghẽn
Có 2 nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn tuyến tụy đó là: sỏi tụy và u trong ống tụy. Trong đó sỏi tụy có nguy cơ cao dẫn tới viêm tụy mạn tính nếu không được can thiệp và xử lý sớm.
Một số trường hợp bệnh, bệnh nhân mắc viêm tụy mạn mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên có một số chất xúc tác đến từ: tự phát, sử dụng nhiều thuốc, tiếp xúc với hóa chất, tổn thương hoặc chấn thương, bệnh di truyền, thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng…
Bệnh viêm tụy mạn tính không lây truyền và thường xuất hiện ở nam giới khoảng 30 đến 40 tuổi.
1.3 Những triệu chứng bệnh viêm tuyến tụy mạn tính điển hình
Đau bụng
Đây được xem là dấu hiệu thường gặp của bệnh với con đau trên rốn lan sang bên phải, bên trái hoặc sau lưng. Cơn đau tuy không thường xuyên nhưng kéo dài lâu và biến mất sau khoảng một vài tháng.
Cơn đau có thể xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hay uống nhiều bia rượu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan A và những điều cần biết
Đau bụng là một trong số những dấu hiệu phổ biến khi người bệnh mắc viêm tuyến tụy
Cơn đau ban đầu thường âm ỉ kèm theo tức bụng và nóng rát, dần dần chuyển sang đau quặn dữ dội nối tiếp nhau trong nhiều giờ.
Đôi khi người bệnh cần ngồi gập người xuống để đỡ đau hơn.
Suy dinh dưỡng
Cơn đau do viêm tụy khiến người bệnh ăn uống kém. Tụy không bài tiết được men tiêu hóa và hạn chế tiếp thu dưỡng chất khiến người bệnh sụt cân nghiêm trọng kể cả khi chế độ ăn ổn định.
Phân thay đổi
Phân của người bệnh có chấy nhầy, màu nhạt, khó đào thải được hết và dễ bám dính với mùi khó chịu.
Điều này xảy ra khi thiếu men tụy để tiêu hóa chất béo.
Vàng da
Viêm tụy mạn tính khiến tổ chức tụy bị xơ hóa bóp nghẹt ở phần ống mật chủ đi qua tụy. Dần dần khiến người bệnh bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.
Những dấu hiệu về tiêu hóa như nôn hoặc buồn nôn xuất hiện.
1.4 Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của viêm tụy mạn tính
Bởi là cơ quan nội tiết và ngoại tiết nên những tổn thương bởi viêm tụy thường khó phục hồi. Bên cạnh đó việc chức năng tụy không đảm bảo khiến quá trình chuyển hóa chất kém.
Người bệnh có thể bị tăng đường huyết bởi không dùng được phân tử đường khi chuyển hóa tế bào. Các dưỡng chất từ đồ ăn cũng ít được phân giải và hấp thụ khiến người bệnh suy kiệt.
Viêm tụy mạn cũng có thể khiến hình thành nang giả tụy kích thước lớn dẫn tới rò dịch tụy khiến dễ hình thành huyết khối tĩnh mạch lách.
Bệnh nếu để kéo dài không điều trị có thể dẫn tới nguy cơ ung thư tụy.
2. Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh viêm tụy mạn tính
2.1 Phương pháp chẩn đoán triệu chứng của bệnh viêm tụy mạn
– Chẩn đoán lâm sàng thông qua những triệu chứng bệnh như: cơn đau, tình trạng rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, viêm da, buồn nôn, khám ổ bụng(sờ khối u trên rốn)…
– Xét nghiệm cận lâm sàng để thăm dò chức năng tuyến tụy, xét nghiệm sinh hóa đánh giá chức năng ngoại tiết của tuyến tụy, xét nghiệm máu đánh giá dinh dưỡng và tình trạng huyết thanh, xét nghiệm khảo sát dò enzym, xét nghiệm phân để đánh giá độ nhầy của mỡ phân…
– Chẩn đoán hình ảnh(chụp X-quang tụy, siêu âm tuyến tụy, chụp CT, chụp MRI ổ bụng)… để đánh giá cấu trúc của tụy và mô xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan C là gì? nhiễm viêm gan C
Chẩn đoán hình ảnh hiện đại có thể giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh viêm tuyến tụy mạn tính
2.2 Phương pháp điều trị hiệu quả triệu chứng viêm tụy mạn tính hiện nay
Điều trị nội khoa
Trước hết, người bệnh cần thay đổi thói quen sống gồm:
– Tuyệt đối kiêng rượu bia và tránh xa thuốc lá
– Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều tinh bột và chất béo
– Tăng cường ăn các loại rau củ nhiều chất xơ và ăn trái cây
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc ức chế bơm proton kết hợp với chế phẩm men tụy trong bữa ăn.
Nếu đau kéo dài và khó chịu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc enzym tụy. Trường hợp kèm bệnh tiểu đường cần điều trị bổ sung với insulin.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị bệnh viêm tụy mạn tính bao gồm:
– Phẫu thuật loại trừ tắc nghẽn ở ống tụy: dùng để dẫn lưu nang giả, giảm đau, điều trị biến chứng của bệnh
– Phẫu thuật dẫn lưu ống tụy: được chỉ định giúp giãn ống tụy hoặc cắt đuôi tụy nối thông tụy, giảm đau cho bệnh nhân
– Phẫu thuật cắt bỏ tụy: cắt đi một phần hoặc toàn bộ tụy để tránh bệnh phát triển nghiêm trọng, ngăn ngừa vỡ ống tụy hoặc biến chứng nguy hiểm khác
– Phong bế cắt đám rối thần kinh bằng nội soi siêu âm hoặc nội soi qua da: giảm đau bởi viêm tụy mạn tính.
Trên đây là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết về những triệu chứng bệnh viêm tụy mạn tính và lưu ý để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh. Nếu cần được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.