Tìm hiểu về viêm tụy cấp bệnh học 

Viêm tụy cấp bệnh học là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm với những hậu quả biến chứng nặng nề đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Có thể bạn chưa biết, tỷ lệ gây tử vong của viêm tụy cấp hoại tử (một thể của viêm tụy cấp) lên tới 90%.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về viêm tụy cấp bệnh học 

1. Viêm tụy cấp là gì?

1.1. Cơ chế viêm tụy cấp bệnh học

Tuyến tụy sinh ra men tụy để tham gia quá trình tiêu hóa. Men tụy sinh ra ở thể không hoạt động và chỉ được hoạt hóa khi đến tá tràng. Nhưng do một số nguyên nhân hoặc tác động nào đó làm men tụy bị hoạt hóa sớm ngay ở tuyến tụy gây ra tình trạng tự hủy men tụy. Kết quả dẫn tới viêm tụy cấp.

Trên lâm sàng, bệnh viêm tụy cấp được chia theo 3 thể:

– Viêm tụy cấp thể phù nề

– Viêm tụy cấp thể xuất huyết

– Viêm tụy cấp thể hoại tử

Trong đó, viêm tụy cấp hoại tử là thể bệnh nguy hiểm nhất, biến chứng nặng nề và tỷ lệ gây tử vong lên tới 80-90%.

Tìm hiểu về viêm tụy cấp bệnh học 

Viêm tụy cấp là bệnh lý cấp tính nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

1.2. Nguyên nhân viêm tụy cấp

Về nguyên nhân gây viêm tụy cấp được ghi nhận phổ biến nhất là do sỏi mật gây tắc nghẽn (nguyên nhân của 40-50% ca viêm tụy cấp), do rượu bia và do chỉ số mỡ máu triglyceride tăng cao.

Ngoài ra, viêm tụy cấp còn có thể đến từ một số nguyên nhân không phổ biến khác như:

– Gặp chấn thương ở tuyến tụy;

– Khối u tuyến tụy;

– Nồng độ canxi máu cao;

– Tổn thương tuyến tụy do tác dụng phụ của một số loại thuốc;

– Do dị ứng;

– Tính di truyền ảnh hưởng tới tuyến tụy.

1.3. Triệu chứng viêm tụy cấp bệnh học

Triệu chứng điển hình và đặc trưng của viêm tụy cấp là cơn đau bụng dữ dội, đau liên tục trong vòng vài ngày với đặc điểm sau:

– Vị trí đau bụng: Đau phía trước bụng tại vùng thượng vị.

– Mức độ đau: Đau dữ dội sau đó lan nhanh ra sau lưng. Đau bụng kèm theo cảm giác buồn nôn và có thể nôn ra hết thức ăn. Kiểm tra phần thức ăn nôn ra có lẫn dịch dạ dày, dịch mật, có thể có cả máu.

– Phân biệt cơn đau viêm tụy cấp với đau dạ dày: Vì cũng xuất phát từ vùng thượng vị nên nhiều người lầm tưởng đau do viêm tụy cấp là đau dạ dày thông thường. Khác với đau thượng vị dạ dày thì người bệnh viêm tụy cấp dù đã nôn hết thức ăn thì cơn đau bụng cũng không được thuyên giảm.

Ở các ca viêm tụy cấp nặng, có nguy cơ biến chứng sẽ kèm theo các triệu chứng sau:

– Chướng bụng;

– Sốt;

– Mất nước, mất điện giải khiến toàn thân mệt mỏi;

– Tụt huyết áp;

– Có dấu hiệu suy hô hấp;

– Bí trung đại tiện.

Diễn biến viêm tụy cấp rất khó lường, nên ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh, người bệnh cần nhanh chóng được can thiệp hỗ trợ y tế kịp thời để đề phòng những rủi ro xảy ra biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Tìm hiểu về viêm tụy cấp bệnh học 

Người bệnh viêm tụy cấp với triệu chứng điển hình là đau bụng dữ dội vùng thượng vị.

2. Mức độ nguy hiểm của một ca viêm tụy cấp

Mức độ nguy hiểm nhất ở một ca viêm tụy cấp là gây tử vong. Trường hợp viêm tụy cấp nhẹ tử vong khoảng 1% (rất hiếm). Viêm tụy cấp nặng gây tử vong từ 10-35%. Bệnh viêm tụy cấp càng để lâu không được xử lý kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng gồm có:

– Sốc: Đây là biến chứng sớm của viêm tụy cấp, xuất hiện ngay ở những ngày đầu phát bệnh. Sốc thường do xuất huyết hoặc do nhiễm độc các chất kinin.

– Xuất huyết: Người bệnh có thể gặp xuất huyết ở tuyến tụy hoặc xuất huyết trong ống tiêu hóa. Biến chứng xuất huyết thể hiện tiên lượng nặng của viêm tụy cấp.

– Nhiễm trùng gồm nhiễm trùng tuyến tụy, nhiễm trùng huyết: Đây là nguyên nhân dẫn tới hình thành ổ áp xe tụy và các mô hoại tử. Đây cũng là biến chứng cho thấy tiên lượng nặng của viêm tụy cấp.

– Nang giả tụy: Nang giả tụy hình thành do hiện tượng đón kén khu trú tổn thương. Khi một nang giả tụy lớn bị vỡ ra sẽ dẫn tới nhiễm trùng nặng hoặc áp xe.

– Viêm tụy mạn tính: Xảy ra khi viêm tụy cấp tái phát nhiều lần, thường gặp nhiều ở đối tượng nghiện rượu.

3. Chẩn đoán viêm tụy cấp

Việc chẩn đoán viêm tụy cấp bao gồm chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán xác định về viêm tụy cấp:

– Khám lâm sàng

– Làm các xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định

– Chẩn đoán hình ảnh gồm chụp Xquang, siêu âm, chụp MSCT, chụp MRI

– Chọc dịch màng bụng, màng phổi là sinh thiết (với trường hợp viêm tụy cấp có tụ dịch màng bụng, màng phổi).

Chẩn đoán phân biệt: Chẩn đoán phân biệt nhằm loại trừ các nguyên nhân khác gây ra cơn đau bụng cấp nhằm củng cố cho chẩn đoán viêm tụy cấp trên lâm sàng. Các nguyên nhân được loại trừ thường là:

– Thủng tạng rỗng

– Nhồi máu mạc treo

– Tắc ruột cấp

– Viêm túi mật cấp

– Các nguyên nhân nội khoa như nhồi máu cơ tim, loét dạ dày – đại tràng,…

Ở ca bệnh viêm tuyến tụy cụ thể, bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết trên lâm sàng và chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp để xác định đúng về tình trạng viêm, mức độ viêm và các biến chứng nếu có.

Tìm hiểu về viêm tụy cấp bệnh học 

>>>>>Xem thêm: Viêm gan B là gì và phòng tránh bệnh như thế nào?

Siêu âm vùng bụng giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp.

4. Điều trị viêm tụy cấp

Việc điều trị viêm tụy cấp sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm tụy nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp. Điều trị viêm tụy cấp sẽ kết hợp song song cả điều trị nội khoa và điều trị can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Quy trình điều trị viêm tụy cấp sẽ bao gồm những yêu cầu chính sau đây. Các yêu cầu này sẽ được thực hiện song song cùng lúc theo đúng chỉ định của bác sĩ:

– Bù dịch, bù điện giải

– Giảm đau

– Điều trị triệu chứng

– Nâng đỡ dinh dưỡng

– Giảm tiết dịch tụy để tuyến tụy được nghỉ ngơi tối đa

– Sử dụng kháng sinh

– Phát hiện và điều trị biến chứng viêm tụy cấp

– Lọc máu

– Can thiệp ngoại khoa.

Viêm tụy cấp bệnh học là vấn đề sức khỏe không thể chủ quan coi thường. Người bệnh viêm tụy cấp cần được theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, thực hiện đúng các chỉ định điều trị tích cực bác sĩ đưa ra mới có thể duy trì tiên lượng khả quan và hạn chế nguy cơ rủi ro biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *