Bệnh viêm tụy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Vậy viêm tụy là bệnh gì, biểu hiện của bệnh viêm tụy như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Nhận biết biểu hiện của bệnh viêm tụy
1. Biểu hiện của bệnh viêm tụy
Tùy thuộc vào loại viêm tụy và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà triệu chứng của bệnh viêm tụy có thể khác nhau.
1.1. Biểu hiện của bệnh viêm tụy cấp
Triệu chứng của viêm tụy cấp thường xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội, bao gồm các biểu hiện:
– Đau bụng dữ dội, đau vị trí bụng trên bên trái, có thể lan ra sau lưng.
– Buồn nôn, nôn.
– Sốt.
– Nôn ra máu
– Đi ngoài phân đen.
– Khó thở.
– Người mệt mỏi.
1.2. Biểu hiện của bệnh viêm tụy mạn tính
Triệu chứng của viêm tụy mạn tính thường xuất hiện từ từ và có thể âm ỉ bao gồm:
– Đau bụng, đau ở vị trí bụng trên bên trái, thường xảy ra sau ăn và lan ra sau lưng.
– Buồn nôn và nôn.
– Sụt cân.
– Khó tiêu.
– Rối loạn tiêu hóa.
– Đái tháo đường.
1.3. Một số triệu chứng khác
Trong một số trường hợp, viêm tụy có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm:
– Xuất huyết tụy.
– Hoại tử tụy.
– Nhiễm trùng huyết.
– Suy hô hấp.
– Cơn đau bắt đầu từ từ hoặc đột ngột ở vị trí vùng bụng trên.
Tùy thuộc vào loại viêm tụy và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà triệu chứng của bệnh viêm tụy có thể khác nhau.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tụy
Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm của nhu mô tụy, bao gồm các thương tổn kèm theo ở nhiều mức độ khác nhau của các cơ quan lân cận, có thể có biến chứng toàn thân.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm tụy cấp, trong đó có các nguyên nhân phổ biến như sau:
– Sỏi mật: Nếu sỏi mật đi vào ống mật chủ và bị tắc lại sẽ làm chặn dẫn lưu dịch tụy từ ống tụy. Việc này khiến các enzym tiêu hóa thức ăn do tụy tiết ra bị nghẽn lại trong tuyến tụy. Các enzym tắc nghẽn tự tiêu hóa tuyến tụy và dẫn tới phản ứng viêm.
– Lạm dụng đồ có cồn: Việc uống quá nhiều rượu là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm tụy. Nguyên nhân là do các chất độc hại của rượu gây ra các phản ứng viêm trong tuyến tụy hoặc làm kích hoạt các enzym tiêu hóa ở tuyến tụy.
– Một số bệnh tự miễn: Đây là nguyên nhân hiếm gặp của viêm tụy nhưng có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
– Lượng mỡ trong máu cao: Axit béo tự do làm nghiêm trọng thêm các tổn thương tế bào thông qua các cơ chế, bao gồm tổn thương nội mô, rò rỉ mạch máu… Tăng triglyceride máu do thuốc là một nguyên nhân gây viêm tụy cấp
3. Cách chẩn đoán bệnh viêm tụy
Để chẩn đoán viêm tụy, các phương pháp được áp dụng như sau:
– Xét nghiệm máu: nhằm hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá mức độ viêm tụy cấp.
– Chụp X-quang bụng: giúp phân biệt bệnh viêm tụy cấp với các bệnh lý khác.
– Siêu âm ổ bụng: chẩn đoán nguyên nhân cũng như phân biệt nguyên nhân khác gây đau bụng như viêm ruột thừa, viêm túi mật.
– Chụp CT, chụp MRI, siêu âm nội soi: hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh viêm tụy.
Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì? người bệnh gan nhiễm mỡ
Xét nghiệm máu: nhằm hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá mức độ viêm tụy cấp.
4. Điều trị viêm tụy
Việc điều trị viêm tụy sẽ dựa vào tình trạng người bệnh bị viêm tụy cấp tính hay viêm tụy mạn tính.
4.1. Điều trị viêm tụy cấp tính
Nguyên tắc đề điều trị viêm tụy cấp là giảm đau, bù dịch. Tiếp theo là giải quyết nguyên nhân gây bệnh như giảm mỡ máu, can thiệp soi mật và chấn thương liên quan. Một số biện pháp cải thiện viêm tụy cấp là:
– Giảm đau, bù dịch
Giảm đau: người bệnh được hỗ trợ giảm đau với các loại thuốc giảm đau phù hợp.
Bù dịch: tùy mức độ nặng và các bệnh lý đi kèm, người bệnh được truyền bù dịch.
Người bệnh sẽ được theo dõi lượng nước tiểu, sinh hiệu, xét nghiệm máu để xác định lượng dịch truyền cần thiết, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu dịch.
– Cho ăn sớm
Người bệnh viêm tụy cấp được cho ăn sớm trong vòng 24-72h sau khi nhập viện tùy theo mức độ nặng nhẹ và khả năng dung nạp. Nếu người bệnh không thể dung nạp bằng đường miệng có thể nuôi ăn thông qua sonde dạ dày. Những trường hợp chống chỉ định nuôi ăn sớm sẽ được thay thế nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
– Sử dụng thuốc kháng sinh
Người bệnh có thể được kê đơn thuốc để làm giảm triệu chứng đau và phòng ngừa nhiễm trùng xảy ra.
4.2. Điều trị viêm tụy mãn tính
Người bệnh viêm tụy mạn tính thường có triệu chứng đau bụng, suy dinh dưỡng, tiêu phân mỡ do thiếu men tụy, đái tháo đường, thậm chí ung thư tụy.
Do đó, trong quá trình điều trị viêm tụy mạn tính nên tập trung vào các mục tiêu như sau:
– Cải thiện triệu chứng bệnh
– Ngăn ngừa bệnh phát triển nặng
– Phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng có thể xảy ra
– Điều trị nguyên nhân như ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá, sỏi mật, tăng triglyceride máu… mục đích ngăn ngừa viêm tụy tái phát.
– Giảm đau nếu như người bệnh đau dai dẳng.
– Sử dụng thuốc, nội soi hoặc phẫu thuật lấy sỏi tụy
– Điều trị hỗ trợ men tụy ở trường hợp thiếu men tụy ngoại tiết.
– Điều trị với insulin ở những người bệnh có biến chứng tiểu đường.
– Theo dõi định kỳ để có thể phát hiện ung thư tụy.
>>>>>Xem thêm: 5 điều người bệnh viêm gan B cần ghi nhớ
Việc điều trị viêm tụy sẽ dựa vào tình trạng người bệnh bị viêm tụy cấp tính hay viêm tụy mạn tính.
5. Cách phòng ngừa bệnh viêm tụy cần thực hiện sớm
Để phòng tránh căn bệnh viêm tụy cấp, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
– Hạn chế thói quen uống rượu bia, đồ uống có cồn.
– Không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật trong chế độ ăn. Cân bằng đủ các dưỡng chất, tăng cường bổ sung rau củ quả trong thực đơn hằng ngày.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng bất thường. Lưu ý, bệnh viêm tụy cấp cần được điều trị sớm nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.
Viêm tụy là bệnh lý nghiêm trọng cần phải được đặc biệt chú ý. Bệnh tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng như hoại tử mô tụy, viêm phúc mạc, suy hô hấp… đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, cần phải chú ý những biểu hiện của bệnh viêm tụy để kịp thời thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.