Về bệnh nhồi máu não, Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tuân theo nguyên tắc cấp cứu, ưu tiên việc ổn định đường thở, hô hấp, mạch huyết áp. Người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện uy tín, đảm bảo chuyên môn.
Bạn đang đọc: Nhồi máu não: Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán và xử trí
1. Bệnh nhồi máu não là gì?
Nhồi máu não được định nghĩa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi động mạch não bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc bị hạ huyết áp, dẫn đến thiếu cung cấp máu cho não. Điều này khiến một phần não bị suy giảm chức năng, không thể hoạt động. Nếu kéo dài và không được điều trị sớm có thể xảy ra tình trạng phù não do thiếu oxy và glucose.
Thời gian cấp cứu bệnh nhồi máu não càng chậm trễ thì nguy cơ dẫn đến tử vong càng cao. Phần não bị tổn thương bởi nhồi máu não sẽ khó để phục hồi, thậm chí là hoại tử. Tuỳ theo phần não bị hoại tử mà người bệnh có thể tàn phế hoặc tử vong. Với căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu não, Bộ y tế đã đưa ra những hướng dẫn chẩn đoán và xử trí phù hợp.
Nhồi máu não là tình trạng bệnh lý xảy ra khi động mạch não bị thu hẹp, tắc nghẽn.
2. Nhồi máu não: Bộ Y tế nhận định các triệu chứng
Triệu chứng của nhồi máu não bộ y tế cho biết khá đa dạng và tuỳ thuộc vùng mạch máu não bị tổn thương. Các triệu chứng hay gặp và cũng nên được nhận biết sớm để gọi cấp cứu hay đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để có khả năng điều trị đặc hiệu nhồi máu não bằng dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, các triệu chứng này là:
2.1. Triệu chứng nhồi máu não Bộ Y tế nhận định: Liệt mặt
Thường bệnh nhân sẽ bị liệt 1/3 dưới của một bên mặt, biểu hiện là miệng lệch qua một bên, nhân trung bị lệch sang một bên. Khi ăn, thức ăn, đồ uống có thể chảy sang bên liệt do miệng không thể khép chặt. Giọng nói đôi khi hơi khó nghe vì môi không khép chặt.
Liệt mặt hiếm gặp là liệt hoàn toàn một nửa mặt, có trường hợp liệt nửa trên của một bên mặt với mắt nhắm không kín. Thường nguyên nhân liệt một bên mặt với biểu hiện mắt nhắm không kín là liệt Bell. Đây là tình trạng viêm thần kinh sọ số 7 (khác với đột quỵ).
2.2. Yếu hay liệt
Yếu hay liệt một tay hay nửa cơ thể bao gồm yếu hay liệt tay và chân. Bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện yếu với tay không trụ được lâu khi duỗi thẳng ra trước hay thậm chí liệt trọn vẹn với triệu chứng khó cử động.
2.3. Nói khó là triệu chứng nhồi máu não Bộ Y tế thống kê
Tình trạng này biểu hiện nhiều dạng, đây là dạng bệnh nhân đọc được y lệnh của bác sĩ nhưng không thể diễn đạt thành lời hoặc không diễn đạt được (rối loạn ngôn ngữ diễn tả). Bên cạnh đó, người bệnh không hiểu được y lệnh của bác sĩ (rối loạn ngôn ngữ cảm nhận) hoặc hiểu và nói được, tuy nhiên giọng nói khó nghe và có giọng mũi (rối loạn phát âm).
3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh nhồi máu não
3.1. Nguyên nhân
– Huyết khối (thrombosis): viêm mạch máu não (xuất huyết, viêm mạch máu) khiến huyết khối lắng đọng tại chỗ tăng lên, gây tắc mạch máu não.
– Tắc mạch (embolism): huyết khối được hình thành từ mạch máu bên ngoài não (từ tim, động mạch phổi) gây tắc mạch máu não, tổ chức phần mềm giập vỡ, trôi theo mạch máu não lên, các mạch máu có tiết diện nhỏ không vượt qua được sẽ gây tắc mạch máu.
3.2. Yếu tố nguy cơ
– Người lớn tuổi, nằm nhiều tại chỗ, béo phì, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu.
– Người có bệnh tim mạch (xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc), đái tháo đường, xơ gan, suy thận, viêm mạch máu do bệnh tự miễn, ung thư: làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
– Người có bệnh lý khác tại não: xuất huyết não, áp xe não, viêm não màng não, tắc mạch não.
4. Di chứng do nhồi máu não.
4.1. Liệt vận động
Người trải qua bệnh nhồi máu não còn gặp phải biến chứng gây hạn chế vận động như: liệt nửa người, liệt chân, cánh tay… dẫn tới tình trạng không tự chủ được việc vệ sinh cá nhân, ăn uống hằng ngày, phải nhờ sự trợ giúp từ các thành viên trong gia đình.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim
Người trải qua bệnh nhồi máu não gặp phải biến chứng gây hạn chế vận động.
4.2. Rối loạn ngôn ngữ
Không chỉ hạn chế vận động, khả năng ngôn ngữ của người trải qua bệnh nhồi máu não cũng bị suy giảm rất lớn. Cụ thể, người bệnh sẽ nói ngọng nghịu, hoặc nói được rất ít từ, nghiêm trọng hơn là không nói được. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do vùng não đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ đã bị tổn thương nghiêm trọng mà không được can thiệp chữa trị kịp thời.
4.3. Suy giảm nhận thức
Ngoài ra, người bị thiếu máu não cũng có khả năng suy giảm trí nhớ hoặc thậm chí là mất trí nhớ. Rất nhiều trường hợp trong số họ phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. Tuy nhiên, người bệnh khó có thể hoàn toàn quay trở lại với những công việc đòi hỏi trí óc tỉnh táo, với mức độ tập trung cao như trước đây.
4.4. Mắt nhìn mờ
Khi xảy ra nhồi máu não, một số người bệnh có biểu hiện nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Đây được coi là tình trạng rối loạn thị giác sau tai biến.
4.5. Rối loạn tiền đình
Người bệnh nhồi máu não cũng có thể gặp phải hiện tượng đại tiện, tiểu tiện không tự chủ. Nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, rất dễ dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu.
5. Chẩn đoán cận lâm sàng
– Chụp CT: Thường CT scan não sẽ được chỉ định trước tiên nhằm phát hiện xuất huyết não hay các bệnh lý khác, ngoài ra có một vài trường hợp còn thấy được hình ảnh thiếu máu não sớm. Chụp mạch máu bằng CT scan (CTA) sẽ được chỉ định để xem xét có hình ảnh tắc nghẽn các mạch máu lớn hay không để quyết định phương pháp loại bỏ huyết khối bằng phương tiện cơ học.
– Chụp cộng hưởng từ não (MRI): Phương pháp này được sử dụng khi cần chẩn đoán rõ ràng hơn và nên được thực hiện sau khi chụp CT scan não bởi vì chụp MRI sẽ tốn thời gian và có thể làm chậm thời gian vàng điều trị.
6. Về điều trị nhồi máu não, Bộ Y tế khuyến cáo
Tuân theo nguyên tắc cấp cứu: ưu tiên ổn định đường tuần hoàn, hô hấp, mạch huyết áp. Đặt ống nội khí quản, thở oxy, an thần, chống phù não nếu người bệnh hôn mê. Sau đó có thể cân nhắc thủ thuật tái thông mạch máu não nếu đúng chỉ định về tình trạng bệnh nhân, thời gian diễn tiến bệnh và xét nghiệm máu.
>>>>>Xem thêm: Tim đập nhanh và chóng mặt sau khi ăn
Người bệnh nên thăm khám nhồi máu não tại bệnh viện.
– Dùng thuốc tiêu sợi huyết qua tĩnh mạch: Người bệnh khởi phát triệu chứng dưới 4,5 giờ, đáp ứng cả chỉ định và chống chỉ định.
– Lấy huyết khối qua tĩnh mạch: Được chỉ định đối với những bệnh nhân khởi phát triệu chứng hơn 4,5 giờ và không dùng thuốc tiêu sợi huyết được, đảm bảo một số điều kiện và thường chỉ thực hiện được tại một số bệnh viện.
– Chăm sóc hỗ trợ, điều trị các triệu chứng bệnh lý đi kèm (ví dụ như sốt, nhiễm khuẩn, thiếu oxy, mất nước, tăng đường máu, tăng huyết áp).
– Dự phòng và xử trí các biến chứng là vô cùng cần thiết trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hậu phẫu. Phục hồi chức năng sớm vừa hỗ trợ người bệnh ngăn ngừa biến chứng, mau chóng quay trở lại trình trạng bình thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.