Thuốc điều trị rối loạn tiền đình và một số lưu ý

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình có thể cải thiện những tình trạng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Bạn đang đọc: Thuốc điều trị rối loạn tiền đình và một số lưu ý

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, bắt nguồn từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận tiền đình bị rối loạn sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch khiến cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, choáng váng, ù tai…

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình và một số lưu ý

Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, bắt nguồn từ dây thần kinh số 8.

Dây thần kinh số 8 là thần kinh giác quan, bao gồm hai phần, mỗi phần đảm nhiệm chức năng giác quan riêng biệt:
– Thần kinh ốc tai có nhiệm vụ cảm giác thính giác
– Thần kinh tiền đình có nhiệm vụ cảm giác thăng bằng
Dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, nhập vào xương chày qua lỗ ống tai trong, là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình duy trì thăng bằng cho cơ thể.

2. Thuốc điều trị rối loạn tiền đình thường gặp

Rối loạn tiền đình hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa trị, trong đó có dùng thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng… Mỗi một phương pháp chữa trị lại thích hợp với từng loại tình trạng, mức độ bệnh khác nhau. Trong đó, việc dùng thuốc là biện pháp phổ biến. Một số loại thuốc rối loạn tiền đình thường gặp bao gồm:

2.1 Thuốc điều trị rối loạn tiền đình nhóm kháng histamin

Khi gặp triệu chứng chóng mặt, chống buồn nôn bạn có thể sử dụng những thuốc Promethazine, dimenhydrinate, scopolamine… để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của những loại thuốc này là gây buồn ngủ khi sử dụng. Vì thế, những người lái xe, làm việc cần sự tập trung cao cần thận trọng khi sử dụng thuốc này.

2.2 Thuốc điều trị rối loạn tiền đình giảm chóng mặt, buồn nôn

Acetylleucin là thuốc có công dụng giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình như: đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn. Tuy nhiên thuốc có tương tác với một số loại thuốc khác. Đó cũng là lý do vì sao trước khi sử dụng loại thuốc này phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Việc tự ý dùng Acetyl leucin có thể gây nên rất nhiều hệ luỵ đối với cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Chuyên gia gợi ý ăn gì phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình và một số lưu ý

Acetylleucin là thuốc có công dụng giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

2.3 Nhóm thuốc ức chế calci

Flunarizin có hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình, chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn não. Tuy nhiên, khi dùng lâu dài có thể làm gia tăng triệu chứng trầm cảm, buồn ngủ cũng như tác động tới hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là người bị bệnh Parkinson. Khi sử dụng, người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

2.4 Nhóm benzodiazepines

Mặc dù có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giảm lo âu, an thần nhẹ nhưng nhóm thuốc benzodiazepines không nên được sử dụng liên tục, lâu dài, vì điều này sẽ làm bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc rất nhiều. Nhóm thuốc benzodiazepines cũng nằm trong danh mục thuốc kê đơn, do đó chỉ dùng chữa bệnh khi được bác sĩ chỉ định.

2.5 Điều trị tăng tuần hoàn não

Để giúp cải thiện, tăng cường tuần hoàn não bạn nên tham khảo, bổ sung dùng gingkor giloba, piracetam… để dùng thuốc có tác dụng cao người bệnh cũng nên theo dõi sức khoẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài thuốc uống, người rối loạn tiền đình có thể sử dụng thuốc tiêm. Một vài loại thuốc tiêm giúp khắc phục được triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn bao gồm: Thuốc Gentamicin, thuốc Steroids…

3. Chẩn đoán rối loạn tiền đình để dùng thuốc phù hợp

3.1. Khám lâm sàng

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình và một số lưu ý

>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh tim to thắc mắc cần được giải đáp

Người bệnh cần chẩn đoán ban đầu dựa trên các triệu chứng.

Tình trạng bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu dựa trên các triệu chứng như:
– Chóng mặt: cảm giác đồ vật xung quanh xoay tròn chóng mặt thường kèm theo các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm thấy sợ lạnh, rất khó chịu.
– Mất thăng bằng: Mức độ có thể rất nghiêm trọng khiến người bệnh khó đứng vững thường gặp trong giai đoạn sớm của rối loạn tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải phát hiện thông qua các nghiệm pháp như: dấu hiệu Romberg, đi hình sao…
– Rung giật nhãn cầu: Là vận động tự động của hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự di chuyển liên tục có nhịp điệu, tương đối đều đặn và sự liên tục biến đổi hướng của sự vận động đan xen nhau…

3.2. Xét nghiệm

Dựa trên tình hình bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một vài xét nghiệm cận lâm sàng khác làm căn cứ chẩn đoán bệnh:
– Các xét nghiệm khác;
– Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: phát hiện mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…;
– Chụp CT-Scanner sọ não, MRI sọ não phát hiện các tổn thương như: U góc cầu tiền đình, TBMM não…;
– Đo chức năng tiền đình nhờ ảnh động nhãn đồ (VNG);

4. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình thì để việc chữa trị tốt hơn, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

4.1. Lưu ý trong việc dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình

– Nên uống thuốc sau khi đã ăn no, không bị kích ứng với dạ dày
– Để duy trì hiệu quả của việc sử dụng thuốc, nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, cũng như người lái xe hoặc vận hành máy móc, nên cẩn thận khi sử dụng thuốc chữa rối loạn tiền đình.
– Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình dùng thuốc, bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

4.2. Lưu ý khi điều trị bệnh trong cuộc sống hằng ngày

– Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, tránh xa nicotine và caffeine.
– Tránh sử dụng rượu, bia và chất kích thích trong khi dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình.
– Thực hiện hoạt động trị liệu phù hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh.
– Cố gắng giữ dáng ngồi hay đi đứng thẳng, tránh cúi đầu quá thấp, ngửa cổ quá cao hay vặn mình quá nhanh.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu khác thường như đau đầu và chóng mặt đột ngột, khó thở, mất thị giác và thính lực, đau cơ, mất phương hướng về không gian và thời gian thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Bởi vì đây có thể không chỉ đơn thuần là triệu chứng của rối loạn tiền đình mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý nguy hiểm hơn như bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc Parkinson.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *