Chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm

Những người bệnh nhồi máu giai đoạn sớm cần một chế độ chăm sóc đặc biệt với môi trường hoạt động thuận tiện giúp người bệnh có thể thực hiện độc lập các sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, quá trình này cần sự hỗ trợ kiên trì của người thân xung quanh, vậy chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm gồm những gì?

Bạn đang đọc: Chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm

1. Nhồi máu não là gì?

Hiện tượng nhồi máu não xảy ra khi động mạch máu não bị hẹp, tắc nghẽn hay huyết áp hạ đột ngột gây thiếu máu cung cấp lên não. Thiếu máu não khiến một phần của não bị suy giảm chức năng hay rối loạn hoạt động. Nếu tình trạng này kéo dài và không được can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do vậy khi thấy xuất hiện hiện tượng nhồi máu não thì cần phải cấp cứu ngay. Cấp cứu càng muộn thì nguy cơ dẫn đến biến chứng bệnh càng cao. Nguy hiểm nhất là người bệnh phải đối mặt với nguy cơ hoại tử một phần não, tàn phế hoặc tử vong.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm

Hiện tượng nhồi máu não xảy ra khi động mạch máu não bị hẹp, tắc nghẽn hay huyết áp hạ đột ngột gây thiếu máu cung cấp lên não.

2. Nhận biết dấu hiệu nhồi máu não giai đoạn sớm

Những triệu chứng nhồi máu giai đoạn sớm cần được nhận biết để gọi cấp cứu hay đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất đó là:

2.1. Liệt một phần của mặt

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng liệt một phần hoặc nửa dưới của mặt, thể hiện qua việc miệng méo sang một bên, nhân trung bị lệch, hoặc miệng lệch khi cười hoặc nói. Điều này có thể là dấu hiệu nhận biết sự tắc nghẽn mạch máu não.

2.2. Khó khăn khi nói

Khi nói sẽ gặp khó khăn, có thể do cơ môi và miệng không nhể mím chặt hoặc hoạt động không bình thường.

2.3. Liệt Bell

Hiện tượng mắt không thể nhắm kín hoặc liệt nửa mặt, gọi là liệt Bell, thường do viêm dây thần kinh số 7.

2.4. Liệt một tay hoặc một chân

Tay hoặc chân người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc cầm nắm, giữ đồ vật, hoặc di chuyển. Điều này thường đi kèm với cảm giác mất kiểm soát hoặc giảm sức mạnh.

2.5. Rối loạn ngôn ngữ

Người bệnh còn có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn qua lời nói, bao gồm việc rối loạn ngôn ngữ, giọng nói không ổn định, hoặc lời nói không rõ ràng.

2.6. Triệu chứng khác

Có thể có một số triệu chứng khác xuất hiện như khó khăn khi nuốt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mất thị lực một bên mắt, đau đầu, co giật hoặc hôn mê.

Mọi người nên nhớ rằng những triệu chứng này có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với nhau. Do vậy bất kỳ triệu chứng nào cũng đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng và điều trị ngay lập tức để hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Điều trị rối loạn nhịp tim đúng cách, an toàn

Chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm

Người bệnh còn có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn qua lời nói, bao gồm việc rối loạn ngôn ngữ, giọng nói không ổn định, hoặc lời nói không rõ ràng.

3. Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm

Dưới đây là chế độ chăm bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Chăm sóc tâm lý

Sau đột quỵ não, nhiều trường hợp phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến người bệnh bị lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người thân nên dễ có tâm lý mặc cảm về bản thân.

Để giúp người bệnh trở nên lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc vào người khác và có ích hơn..

3.2. Chăm sóc dinh dưỡng

Bên cạnh việc chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu não rất quan trọng để giúp quá trình hồi phục nhanh lành và ngăn ngừa tái phát. Do vậy cần xây dựng khẩu phần ăn phù hợp và đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh.

Nên cho người bệnh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa . Cần chú ý chia nhỏ bữa ăn chính thành 3 – 4 bữa phụ trong ngày, không nên ăn quá no trong một bữa. Hạn chế tối đa các đồ ăn lên men, các chất gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu bia, cà phê…

Do thời điểm hồi phục người bệnh không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém nên khẩu phần ăn cần giảm lượng muối và nước. Bên cạnh đó, tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, thịt hun khói, pate, xúc xích…

3.3. Chăm sóc vệ sinh

–  Do người bệnh phải nằm một chỗ quá lâu, đồng thời phải đối mặt với các di chứng khác như: Liệt vận động, rối loạn tiểu tiện… Do vậy việc chăm sóc và vệ sinh hằng ngày cho người bệnh nhồi máu não có vai trò rất quan trọng.

– Cần giữ da của người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Chú ý đổi tư thế nằm của người bệnh liên tục hàng giờ để chống loét, làm vệ sinh răng miệng của họ mỗi ngày 2-3 lần. Xoa bóp cơ thể, vận động các khớp tay và chân để máu lưu thông và giúp tránh cứng khớp, teo cơ..

3.5. Chế độ sinh hoạt

– Tất cả người bệnh đang trong quá trình hồi phục cần từ bỏ các thói quen gây hại như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn…, cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó phải kiểm soát chặt chẽ các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường,… để tránh bệnh tái phát và để lại hậu quả nặng nề.

–  Người bệnh cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý khoa học. Tránh để đầu óc căng thẳng thường xuyên, làm việc quá sức.

– Đối với người lớn tuổi, khi thời tiết thay đổi cần chú ý chế độ sinh hoạt, đặc biệt là khi trời lạnh đột ngột, phải luôn giữ ấm cơ thể, hạn chế tai biến có thể tái phát.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ trẻ em – Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Để giúp người bệnh trở nên lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc

Trên đây là các chú ý cũng như chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm. Trong quá trình hồi phục, người bệnh cần một chế độ điều trị đặc biệt và kiên trì, đặc biệt là sự hỗ trợ của người thân để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *