Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm tụy cấp là bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp tốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, tránh nguy cơ biến chứng cũng như hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Bạn đang đọc: Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

1. Bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng gặp viêm nhiễm cấp tính tại các nhu mô tụy hoặc viêm lan sang cả các cơ quan lân cận, xảy ra do có sự tự hủy mô tụy do chính men tụy gây ra. Viêm tụy cấp tính được cảnh báo là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm vì có diễn biến phức tạp cùng nguy cơ gây tử vong cao.

Những nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp gồm có:

– Bia rượu;

– Tăng mỡ máu;

– Do sỏi mật.

Việc điều trị viêm tụy cấp khá phức tạp và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định điều trị từ bác sĩ và đồng thời thực hiện tốt việc chăm sóc hồi phục đúng cách để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm tụy cấp là bệnh lý nguy hiểm không thể coi thường.

2. Chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp

2.1. Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì?

Trong thời gian hồi phục sau viêm tụy cấp, bạn cần thực hiện một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng cân đối. Cụ thể hãy tập trung vào nhóm thực phẩm giàu protein để phòng ngừa suy dinh dưỡng, ăn ít chất béo động vật.

Những thực phẩm dưới đây có thể được thêm vào thực đơn hằng ngày của người bệnh viêm tụy cấp:

– Thịt nạc.

– Cơm, bánh mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám,…

– Các sản phẩm từ sữa không béo, sửa ít béo, sữa tách béo. Các loại sữa hạt (sữa hạnh nhân, đậu, đậu nành, gạo,…) cũng là lựa chọn tốt cho người bệnh viêm tụy cấp.

– Đồ ngọt ít béo.

– Thịt trắng, thịt gia cầm (gà tây, gà ta) không có da.

– Lòng trắng trứng.

– Nước dùng trong, các loại súp ít béo hoặc không có chất béo (tránh các loại súp làm từ sữa hoặc kem).

– Gia vị tự nhiên và các loại thảo mộc tươi không chứa chất bảo quản.

– Cá các loại: cá hồi, cá tuyết, cá ngừ,…

– Các loại đậu bổ sung nguồn protein dồi dào như đậu xanh, đậu nành, đậu lăng, đậu hà lan,…

– Tăng cường ăn đa dạng các loại trái cây và rau củ quả tươi. Nên ăn các món rau luộc, nước ép trái cây, sinh tố các loại,…

– Uống các loại trà thảo mộc, trà hoa cúc, cà phê đã khử caffeine (có thể thêm một chút mật ong hoặc thêm kem không sữa).

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bệnh viêm tụy cấp cần thực hiện chế độ ăn khoa học, tăng cường rau xanh và hạn chế chất béo.

2.2. Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên kiêng ăn gì?

Chất béo là kẻ thù của viêm tụy. Vì vậy, đây cũng là điều “cấm kỵ” không thể có mặt trên bàn ăn của người bệnh viêm tụy. Người bệnh viêm tụy cần chú ý loại bỏ hoặc hạn chế những nhóm thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:

– Rượu, bia, nước soda, nước tăng lực, các loại đồ uống đóng chai, nước ngọt đóng chai, cà phê sữa,…

– Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy, bánh rán, bánh kem, bánh su kem, bánh nướng xốp, bánh mì tròn, bánh sừng bò, kẹo ngọt, ô mai, mứt, thạch,…

– Bơ, mỡ động vật, nội tạng động vật. Hạn chế dầu thực vật, bơ thực vật.

– Phô mai, kem/sốt phô mai.

– Lòng đỏ trứng.

– Đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích, thịt nguội…)., đồ ăn nhanh, khoai tây chiên, khoai chiên, ngô chiên…

– Các loại sốt được chế biến sẵn, sốt đóng hộp.

– Ngũ cốc tinh chế các loại như bánh mì trắng, bánh quy,…

– Sữa nguyên chất và các chế phẩm từ sữa nguyên chất không tách béo.

Lời khuyên từ chuyên gia: 

Để hạn chế lượng chất béo dung nạp từ chế độ ăn, người bệnh viêm tụy nên ăn những món luộc, hấp, nấu cách thủy, ninh, hầm,… thay vì chiên, rán. Ăn giảm muối, giảm đường, hạn chế sử dụng nhiều gia vị. Người bệnh cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và tuân thủ đúng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

3. Những yêu cầu khác khi chăm sóc người bệnh viêm tụy

Bên cạnh chế độ ăn khoa học, nên ăn gì, cần kiêng gì thì chế độ vận động thể dục thể thao và chế độ thăm khám sức khỏe cũng là yêu cầu quan trọng mà người bệnh viêm tụy cấp cần lưu ý.

3.1. Vận động điều độ

Khi tuyến tụy đã trở lại hoạt động bình thường sau điều trị, người bệnh có thể bắt đầu vận động và tập thể dục khi có sự cho phép của bác sĩ. Tập thể dục điều độ sẽ giúp hoạt động tiêu hóa tốt lên và giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Bạn có thể bắt đầu bằng các bài tập thể dục đơn giản như đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga rồi sau đó tăng dần cường độ vận động theo mức độ hồi phục. Tốt nhất, bạn nên rèn cho bản thân thói quen vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, khoảng 4-5 buổi/tuần.

Ở những trường hợp nếu bạn vẫn còn đau hoặc cảm thấy chưa thực sự sẵn sàng cho việc đi bộ, hãy thư giãn với các bài tập kéo dãn cơ nhẹ nhàng hoặc thiền tại chỗ. Tránh trường hợp lười vận động vì điều này sẽ khiến cơ thể thêm ì ạch và không tốt cho tinh thần cũng như sức khỏe của bạn.

Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn cho người viêm gan B

Vận động điều độ sẽ tốt cho người bệnh viêm tụy cấp.

3.2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Viêm tụy cấp là bệnh lý có thể tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, kể cả khi đã được điều trị khỏi, người bệnh cũng không thể chủ quan. Việc thăm khám sức khỏe, làm các xét nghiệm kiểm tra tình trạng mỡ máu là rất cần thiết giúp theo dõi và tầm soát tốt viêm tụy cấp. Hãy duy trì khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm ở những người viêm tụy cấp có sức khỏe bình thường (không có bệnh nền) và 4-6 lần/năm ở những người có bệnh nền như tim mạch, bệnh huyết áp cao, tiểu đường, tiểu sử gia đình có bệnh cholesterol cao, người bệnh viêm tụy mạn tính, rối loạn mỡ máu,…

Thực hiện tốt việc chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp sẽ giúp quá trình hồi phục bệnh diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế khả năng tái phát bệnh. Trong quá trình theo dõi sức khỏe tại nhà, khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *