Hiện nay, gan nhiễm mỡ vẫn chưa có thuốc đặc trị được công nhận. Việc cải thiện bệnh phần lớn thông qua chế độ ăn và điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh hằng ngày. Vì thế, việc lựa chọn đúng thực phẩm có lợi và tránh thực phẩm gây hại cho gan là yêu cầu đặc biệt quan trọng.
Bạn đang đọc: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và cần tránh ăn gì?
1. Chế độ ăn khoa học có thể “cứu sống” gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích đọng lượng mỡ quá mức trong gan (mỡ chiếm hơn 5% tổng trọng lượng lá gan). Khi lượng mỡ ngày một lớn sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây ra các tổn thương ở gan và hậu quả là dẫn tới viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan cực kỳ nguy hiểm.
Một số nguyên nhân chính dẫn tới gan bị nhiễm mỡ đến từ các bệnh lý gặp phải như béo phì, tiểu đường type II, mỡ máu. Mà điểm chung các các bệnh lý kể trên đều đến từ chế độ ăn không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, giàu đường và thiếu hụt đạm cùng lối sống không điều độ, lười vận động. Vì vậy, thực hiện một chế độ ăn tốt cho gan và cân bằng dưỡng chất chính là chìa khóa giúp giảm mỡ cho gan hiệu quả.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chế độ ăn khoa học có thể cải thiện tốt tình trạng nhiễm mỡ nhẹ và vừa ở gan. Với những trường hợp mỡ nhiễm trong gan quá lớn, gây tổn thương gan, xơ gan thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí là gan không thể phục hồi trở lại.
Chế độ ăn khoa học sẽ giúp ích cho gan và cải thiện tốt tình trạng tích mỡ ở gan.
2. Người bị gan nhiễm mỡ nên tích cực ăn gì?
2.1. Các loại rau xanh và củ quả tươi
Người mắc gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi để bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ giúp kích thích nhu đường ruột, tránh bị táo bón, phòng chống xơ vữa động mạch. Đặc biệt, chất xơ có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ổn định cholesterol, điều này rất có lợi với người bị gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, rau xanh còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho cơ thể. Các loại vitamin A, E có tác dụng tránh việc tích tụ thêm mỡ ở gan.
Một số loại rau xanh và củ quả bạn có thể tham khảo như: cam, bưởi, rau cải, súp lơ, rau má, mồng tơi, rau cần,… Lưu ý, cần hạn chế các loại củ quả chứa hàm lượng fructose cao thường gặp ở các loại quả chín như chuối chín, mít, sầu riêng,…
2.2. Bổ sung nguồn đạm có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ
Các protein giúp duy trì cân nặng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bạn hãy chọn những nguồn protein tốt từ thịt nạc, các loại thịt trắng, trứng, hải sản, protein từ nguồn gốc thực vật như đậu, sữa hạt,… Lưu ý, các món ăn bổ sung đạm nên ưu tiên chế biến theo cách luộc, hấp, ninh, hầm,… không có dầu mỡ.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số GGT trong máu là gì? tiêu chí quan trọng.
Nguồn đạm tốt cần cung cấp như thịt trắng, cá hồi, trứng, sữa, các loại hạt,…
2.3. Ăn các loại cá
Cá bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, lại không chứa nhiều chất béo bão hòa. Đặc biệt, cá cung cấp lượng lớn omega – 3. Đây là một axit béo có lợi giúp làm giảm nồng độ triglyceride trong máu (đây là loại chất béo gây mỡ máu cũng là “hung thủ” dẫn tới gan nhiễm mỡ).
2.4. Dầu thực vật
Các dầu thực vật như dầu lạc, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hạt lanh,… sẽ thay thế tốt các loại mỡ động vật. Những loại dầu này chứa các acid béo không no giúp làm giảm cholesterol xấu (cholesterol tương tự như triglyceride, gây ra mỡ máu và dẫn tới tích mỡ trong gan). Bạn nên cân đối tiêu thụ lượng dầu thực vật hợp lý vì dù sao đây cũng là một dạng chất béo. Tham khảo ăn 1g/kg cân nặng mỗi ngày.
2.5. Chọn đồ uống có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ
Người bị gan nhiễm mỡ nên chọn các loại nước có tác dụng thanh lọc tốt cho gan như atiso, trà, trà nụ vối, lá sen. Chúng có tác dụng làm giảm lượng mỡ tích trong gan, thanh nhiệt, giải độc gan và điều hòa cơ thể.
Ngoài ra, sữa cũng là thức uống bạn nên sử dụng khi bị gan nhiễm mỡ. Lưu ý, bạn nên chọn các sữa ít đường hoặc không đường, ít chất béo hoặc sữa tách béo, sữa chua và phô mai. Uống điều độ, hợp lý và không lạm dụng uống quá nhiều.
3. Người bị gan nhiễm mỡ đặc biệt lưu ý cần hạn chế những thực phẩm gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bạn cần đặc biệt quan tâm đến những nhóm thực phẩm được coi là “khắc tinh” với người bị gan nhiễm mỡ, làm tình trạng tích mỡ ngày một nghiêm trọng hơn.
3.1. Hạn chế dung nạp chất béo nhất là chất béo từ mỡ động vật
Mỡ động vật là loại chất béo no khi dung nạp vào cơ thể sẽ được bài tiết ra ngoài ở gan. Do đó nếu ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật sẽ tạo gánh nặng cho gan. Khi đó, gan không thể bài tiết mỡ nên sẽ tích lại gây ra gan nhiễm mỡ.
3.2. Tránh thực phẩm giàu cholesterol
Nhóm thực phẩm giàu cholesterol bao gồm nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán,… Như đã nói ở trên, cholesterol là nguyên nhân gây ra mỡ máu – nguyên nhân dẫn tới tích mỡ trong gan. Do đó việc giảm tiêu thụ các nhóm thực phẩm này sẽ giúp giảm lượng chất béo nhiễm trong gan và không khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Đồ ăn chiên rán giàu cholesterol xấu gây hại cho gan.
3.3. Kiêng gia vị cay nóng
Trong thực đơn của người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế tối đa các loại đồ ăn và gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… Đồ cay nóng sẽ làm giảm chức năng gan, khiến cho gan không thể bài tiết được hoàn toàn chất béo. Từ đó, chất béo sẽ tích tụ lại gan và khiến tình trạng nhiễm mỡ ngày một nghiêm trọng hơn.
3.4. Cai rượu, bia
Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ tuyệt đối với người mắc gan nhiễm mỡ vì rượu bia chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Bên cạnh việc đào thải mỡ thì đào thải các chất độc trong rượu cũng là gánh nặng rất lớn ở gan. Đáng chú ý là khi uống nhiều rượu bia sẽ làm thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ trở nặng thành xơ gan thậm chí nguy hiểm nhất là ung thư gan.
Như vậy, với người bị gan nhiễm mỡ hãy tuân thủ một chế độ ăn khoa học, lựa chọn thực phẩm tốt cho gan, cân bằng dưỡng chất cần thiết và tránh các thực phẩm gây hại gan. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xây dựng thực đơn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.