Lưu ý khi lựa chọn “Khám thần kinh ở đâu” và khi nào cần đi khám

Câu hỏi khám thần kinh ở đâu, khi nào cần thăm khám là điều mà không ít bệnh nhân băn khoăn. Bài viết này, TCI sẽ cùng bạn điểm qua những lưu ý trong cách lựa chọn địa chỉ và thời gian thăm khám.

Bạn đang đọc: Lưu ý khi lựa chọn “Khám thần kinh ở đâu” và khi nào cần đi khám

1. Khám thần kinh là khám những gì?

Khám thần kinh là một phương pháp kiểm tra các vấn đề liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Não, tủy sống và các dây thần kinh từ những khu vực này tạo nên hệ thống thần kinh trung ương. Mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm chuyển động của cơ bắp, hoạt động của các cơ quan và thậm chí cả những suy nghĩ, tư duy và lập kế hoạch rất phức tạp, đều được nó kiểm soát và điều phối.

Hệ thống rối loạn trung ương có hơn 600 loại, trong đó, các bệnh phổ biến hơn cả bao gồm:

– Chứng bệnh Parkinson

– Tình trạng viêm màng não, đa xơ cứng

– Động kinh, đột quỵ

– Tình trạng đau nửa đầu

Khám thần kinh giúp xác định liệu bạn có bị rối loạn thần kinh hay không. Chẩn đoán sớm có thể giúp điều trị tốt hơn và giảm các biến chứng lâu dài.

Lưu ý khi lựa chọn “Khám thần kinh ở đâu” và khi nào cần đi khám

Hầu hết các bệnh liên quan đến thần kinh đều nguy hiểm và cần điều trị sớm

2. Lưu ý về thời gian – Khi nào cần đi khám thần kinh?

Nếu thấy các triệu chứng cho thấy bạn có thể bị rối loạn hệ thần kinh, bạn có thể cần khám thần kinh. Vị trí gây rối loạn khác nhau sẽ quyết định các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu sau:

– Đau đầu kéo dài, đau nửa đầu

– Mất cân bằng, sợ hãi và chóng mặt

– Tê một nửa ở mặt và cảm giác tê bì ở tay chân thường xuyên

– Các thay đổi khứu giác và thính giác

– Một vài thay đổi ở hành vi như nói lắp, mất trí, hay quên

– Tình trạng co giật, xuất hiện các cơn động kinh

– Nói lắp, mất trí nhớ hoặc quên, động kinh

– Sự mệt mỏi xuất hiện, có thể kèm theo cả sốt

– Bất tỉnh đột ngột, căng thẳng, nôn mửa không rõ nguyên do.

– Chân tay bị co rút

Do di truyền, tình trạng lão hóa, do tai nạn, chấn thương, do biến chứng của các căn bệnh tự miễn, bệnh mãn tính,.. là những yếu tố mang tính nguy cơ có thể gây ra bệnh về thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Đột quỵ: Triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm

Lưu ý khi lựa chọn “Khám thần kinh ở đâu” và khi nào cần đi khám

Đau đầu thường xuyên có thể là một triệu chứng của bệnh lý thần kinh

3. Khám thần kinh gồm các bài kiểm tra như thế nào?

Khám thần kinh bao gồm nhiều bài kiểm tra. các bài kiểm tra đánh giá sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp và các hoạt động khác của não.

Để chẩn đoán bệnh thần kinh, bác sĩ có thể tiến hành các bài kiểm tra như sau:

– Kiểm tra rối loạn tâm thần: kiểm soát cảm xúc, khả năng ghi nhớ…

– Kiểm tra rối loạn thăng bằng và vận động.

– Kiểm tra các rối loạn phản xạ và cảm giác, chẳng hạn như đau, tê hay châm chích.

– Đánh giá các rối loạn về giác quan như nhìn, nghe, nói và v.v.

– Kiểm tra các vấn đề khác như huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, hệ tiêu hóa, tình dục, giấc ngủ và hệ tiêu hóa.

4. Nên lựa chọn “khám thần kinh ở đâu” như thế nào?

Bệnh thần kinh là một loại bệnh đặc thù và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng con người. Bởi vậy, việc thăm khám cần được chú ý và lựa chọn kỹ lưỡng. Bệnh nhân có thể điểm qua những tiêu chí dưới đây khi muốn lựa chọn một nơi thăm khám bệnh thần kinh an toàn và hiệu quả.

4.1. Khám thần kinh ở đâu – Lựa chọn các bệnh viện/ chuyên khoa uy tín

Bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn những bệnh viện, những chuyên khoa có tên tuổi, có uy tín lâu năm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý nội thần kinh. Có thể tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và cân nhắc các yếu tố phù hợp để thăm khám bệnh ngay khi có các dấu hiệu bất ổn về thần kinh.

4.2. Trình độ chuyên môn của bác sĩ trong điều trị giúp bạn lựa chọn “khám thần kinh ở đâu”

Nên chọn một địa điểm khám có đội ngũ bác sĩ thần kinh giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh. Trên trang web của bệnh viện hoặc các kênh thông tin khác, bạn có thể tìm hiểu về lý lịch, kinh nghiệm và chuyên môn của các bác sĩ.

Tại Thu Cúc TCI, có thể nhắc đến chuyên gia trong lĩnh vực nội thần kinh là bác sĩ Nguyễn Văn Doanh, Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nội thần kinh, Trưởng khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Bác sĩ có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nội thần kinh, là chuyên gia “bắt trọn” các bệnh lý thần kinh và trực tiếp điều trị nhiều ca bệnh nghiêm trọng.

Lưu ý khi lựa chọn “Khám thần kinh ở đâu” và khi nào cần đi khám

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh mạch vành cần lưu ý

Nên lựa chọn địa chỉ có đội ngũ bác sĩ uy tín, giàu chuyên môn

4.3. Công nghệ, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại

Người bệnh nên xem xét cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của nơi thăm khám. Các tiện nghi và thiết bị hiện đại có thể tăng hiệu quả trong chẩn đoán, theo dõi, điều trị và tập luyện hồi phục bệnh.

Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ thăm khám bệnh lý thần kinh có công nghệ dẫn đầu như công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI, chụp MSCT đa dãy, điện não đồ,.. cùng hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp phục vụ người bệnh.

4.4. Tiêu chí về chi phí thăm khám các bệnh lý thần kinh

Tiêu chí về chi phí mặc dù quan trọng, tuy nhiên bệnh nhân không nên quá chú trọng và đặt tiêu chí này trước các tiêu chí liên quan đến hiệu quả khám chữa.

Bệnh nhân có thể gọi điện đến các tổng đài của cơ sở khám chữa bệnh để tham khảo và cân đối chi phí thăm khám. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo liệu có thể áp dụng thanh toán bằng hình thức nào, có áp dụng bảo hiểm y tế hay không thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng/ tổng đài của các cơ sở khám chữa bệnh.

Hệ thần kinh là một trong những hệ thống cơ quan quan trọng đặc biệt trong cơ thể. Bởi vậy, khi có bất kỳ vấn đề bất thường nào, bệnh nhân nên đăng ký thăm khám khám thần kinh ngay để được điều trị kịp thời,  nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn an tâm khi lựa chọn địa chỉ “khám thần kinh ở đâu” cũng như thời gian – khi nào cần thăm khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *