Động kinh thể bụng – Những điều cần biết

Động kinh thể bụng là dạng bệnh hiếm gặp, không gây ra các cơn co giật nghiêm trọng nhưng lại dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa và có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Động kinh thể bụng – Những điều cần biết

1. Những điều cần biết về bệnh lý hiếm gặp mang tên: động kinh thể bụng

1.1. Lý giải: Động kinh thể bụng là bệnh gì?

Động kinh và đau bụng  là hai bệnh lý tưởng chừng như không có liên quan đến nhau. Tuy nhiên trên thực tế, những cơn đau bụng dữ dội và kéo dài lại là dấu hiệu của dạng động kinh hiếm gặp – động kinh thể bụng, có tên khoa học là Abdominal Epilepsy.

Như đã biết, động kinh xảy ra khi các tế bào thần kinh ở vỏ não đột ngột phóng điện quá mức, thay đổi hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và vận động của con người. Cơn động kinh tạo ra các triệu chứng ở bụng là một dạng của động kinh, trong đó sự thay đổi và ảnh hưởng của  nó chủ yếu thể hiện ra với hệ tiêu hóa. Do vậy, nhiều người khó nhận ra tình trạng này dẫn đến việc điều trị giảm hiệu quả.

Ghi nhận khá ít trường hợp động kinh thể bụng, tuy nhiên trong số đó khá nhiều ca bệnh là trẻ em. Một số bệnh nhân gặp tình trạng nôn mửa kéo dài, đau bụng và tái đi tái lại tình trạng sau rất nhiều năm, sau đó giảm dần đi một cách tự nhiên. Một số bệnh nhân khác phát hiện bệnh sau khi kiểm tra điện não đồ và phát hiện ra sự bất thường trong sóng động kinh.

Động kinh thể bụng – Những điều cần biết

Cơn động kinh “độc lạ” này khó nhận biết bởi thường gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác

1.2. Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh động kinh thể bụng là gì?

Các triệu chứng của động kinh thể bụng thường biểu hiện ở mỗi người khác nhau và rất khó nhận biết. Tuy nhiên nhìn chung, dạng động kinh thể bụng thường được mô tả với những triệu chứng sau:

– Xuất hiện các cơn đau dữ dội, thường bắt đầu đột ngột ở vùng thượng vị của dạ dày. Sau đó, cơn đau này có thể kéo dài trong khoảng một giờ đến vài phút. Có trường hợp có thể diễn ra tới 4-5 cơn trong một tháng, nhưng có những trường hợp xảy ra thỉnh thoảng, vài tháng mới xuất hiện một cơn.

– Tình trạng không tỉnh táo, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt. Nhiều bệnh nhân có thể bị ngất trước, trong hoặc sau khi cơn đau bụng xuất hiện.

Tìm hiểu thêm: Nhịp tim cao hơn bình thường: Vì sao?

Động kinh thể bụng – Những điều cần biết

Người bệnh có thể xuất hiện cả triệu chứng đau đầu, không tỉnh táo

Ngoài ra, mỗi lần cơn động kinh xuất hiện cũng có thể đem lại những triệu chứng khác nhau.

2. Lý do khiến cơn động kinh thể bụng xuất hiện là gì?

Hiện tại, cơ chế cũng như những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng động kinh này chưa thực sự được làm rõ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, căn nguyên của chúng là sự rối loạn các dây thần kinh tự trị, bắt nguồn từ những cơn động kinh xảy ra ở vùng nhỏ của thùy thái dương.

3. Có thể chẩn đoán căn bệnh này bằng phương pháp nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán động kinh thể bụng bằng cách tìm hiểu và xác định các yếu tố như sau:

– Xác định dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân mô tả như các trường hợp đau quặn bụng kéo dài mà không rõ nguyên nhân (sau khi loại trừ các nguyên nhân từ các bệnh lý tiêu hóa hoặc các nguyên nhân đến từ thực phẩm)

– Căn cứ vào các hình ảnh ghi lại trên điện não đồ – nhận những sóng nhọn bất thường

– Có thể xác định thông qua việc các triệu chứng của bệnh nhân được cải thiện đáng kể sau khi bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng động kinh.

Các chuyên gia khuyến cáo khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nghi ngờ động kinh, bệnh nhân cần đến thăm khám chuyên khoa ngay. Ngoài ra, có thể cân nhắc thực hiện một số xét nghiệm như điện não đồ, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp CT để quét não và bụng. Ngoài ra, có thể thực hiện siêu âm vùng bụng và nội soi đường tiêu hóa để xác định và loại trừ các vấn đề bệnh lý khác.

4. Phân biệt khi chẩn đoán bệnh lý động kinh với hội chứng nôn theo chu kỳ

Một số triệu chứng của động kinh ở bụng có thể bị nhầm lẫn với hội chứng nôn theo chu kỳ. Việc chẩn đoán và phân biệt hai tình trạng này là rất quan trọng để việc điều trị đúng hướng và hiệu quả.

Hội chứng nôn theo chu kỳ là các đợt nôn kịch phát, theo chu kỳ, khó kiểm soát xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 7 tuổi do rối loạn chức năng hệ tiêu hóa mạn tính gây ra.

Các triệu chứng chủ yếu của hội chứng này là nôn mửa lặp lại cùng một thời điểm, thường là vào buổi sáng, kéo dài vài giờ đến vài ngày. Ngoài ra kèm theo một số biểu hiện khác nhưng hầu hết có liên quan đến đường tiêu hóa như: Đau bụng, tiêu chảy, thiếu chất dinh dưỡng và nôn khan, buồn nôn và vã mồ hôi trước khi nôn. Đây là điểm khác biệt trong triệu chứng của động kinh thể bụng và hội chứng nôn chu kỳ.

Đặc biệt, hội chứng này còn thường kèm theo các cơn đau khó chịu ở nửa đầu.

Đối với điều trị, động kinh thể bụng thường được điều trị bằng thuốc kháng cơn động kinh. Trong khi đó, hội chứng nôn theo chu kỳ sẽ được điều trị bằng các loại thuốc cải thiện triệu chứng, chẳng hạn như thuốc chống nôn, thuốc bổ, thuốc tăng cường sức khỏe và thuốc giảm đau đầu. Tuy nhiên hội chứng này thường không có phương pháp điều trị đặc hiệu..

5. Cách điều trị các cơn động kinh này như thế nào?

Điều trị động kinh thường cần đến sự thăm khám kỹ lưỡng và chỉ định từ bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân bằng các thuốc kháng động kinh.

Tuy nhiên, để điều trị bệnh và kiểm soát bệnh lý này lâu dài, người bệnh nên kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Động kinh thể bụng – Những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

Cần thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả và chuẩn xác

Việc phát hiện bệnh lý động kinh thể bụng thường dễ nhầm lẫn, bởi vậy, bệnh nhân cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để không xác định nhầm bệnh, dẫn tới điều trị không đảm bảo hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *