Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Vậy viêm gan B là gì? Bệnh viêm gan B lây qua đường nào và biện pháp phòng tránh là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ tất cả các vấn đề liên quan đến căn bệnh này nhé.
Bạn đang đọc: [Bạn có biết] Bệnh viêm gan B lây qua đường nào
1.Tìm hiểu về bệnh viêm gan B
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trường hợp nhiễm virus viêm gan B tại Việt Nam chiếm gần 20% dân số. Trên Thế giới có tới hàng trăm triệu người mắc căn bệnh này. Đây là những con số thống kê không hề nhỏ đối với tình trạng nhiễm bệnh viêm gan B.
Viêm gan B nguyên nhân do virus HBV tấn công làm tổn thương đến gan. Một số trường hợp bệnh không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Virus có thể âm thầm tấn công cơ thể dẫn đến xơ gan thậm chí là ung thư gan. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh có thể ngày càng nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm gan B như:
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
– Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa: Chán ăn, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi.
– Da vàng, mắt vàng
– Nước tiểu có màu đậm
– Đau vùng gan..
– Sốt nhẹ về buổi chiều, da ngứa ngáy.
Bệnh được phân thành 2 thể là: Viêm gan B cấp tính, viêm gan B mãn tính.
Viêm gan B nguyên nhân do virus HBV tấn công làm tổn thương đến gan. Một số trường hợp bệnh không xuất hiện triệu chứng rõ rệt.
2. Viêm gan B lây qua đường nào?
Giống như bao bệnh truyền nhiễm khác, virus viêm gan B rất dễ lây qua nhiều con đường như:
2.1. Viêm gan B lây qua đường nào? Lây từ mẹ sang con
Đa phần virus viêm gan B sẽ truyền từ mẹ sang em bé ở tháng thứ 7 của thai kỳ đến tuần đầu tiên sau khi bé chào đời. Trong 6 tháng đầu trong bụng mẹ, khả năng nhiễm bệnh từ mẹ cũng khá cao.
Mức độ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu như sau:
– Nồng độ HBeAg (kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong cơ thể mẹ với thời gian tương đương.
– Số lượng virus trong người mẹ (tính theo ADN) những tháng cuối thai kỳ.
Virus viêm gan B cũng có khả năng tồn tại trong sữa mẹ dù rất ít. Trẻ có thể bị viêm gan B nếu đầu ti mẹ có vết thương hở, xước.
2.2. Lây qua đường máu
Máu là nơi trú ngụ chủ yếu của virus HBV. Người bình thường có thể bị lây nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:
– Nhận máu truyền của người nhiễm viêm gan B
– Tái sử dụng kim và ống tiêm có chứa virus viêm gan B
– Tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở dính máu của người nhiễm viêm gan B.
– Sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như: Dao cạo, bàn chải đánh răng,…
– Sử dụng các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe nếu dùng chung dụng cụ cũng dễ là nguồn lây lan viêm gan B như: Nhổ răng, xăm, bấm khuyên…
– Dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng theo đúng tiêu chuẩn cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ truyền bệnh.
Lượng virus HBV trú ngụ trong máu rất cao vì vậy chỉ cần xây xát nhỏ trên da hay niêm mạc mà tiếp xúc với máu của người nhiễm viêm gan B thì nguy cơ lây vô cùng cao.
2.3. Viêm gan B lây qua đường nào? Lây qua đường tình dục
Virus HBV còn sễ lây truyền khi quan hệ tình dục với người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ. Đặc biệt nguy cơ hơn khi quan hệ tình dục gây xây xát và chảy máu. Do vậy mọi người nên chú ý để phòng tránh lây nhiễm qua đường này.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm siêu tốt cho thận tỏi, táo, lòng trắng trứng, cá
Giống như bao bệnh truyền nhiễm khác, virus viêm gan B rất dễ lây qua nhiều con đường như: mẹ sang con, máu và quan hệ tình dục
3. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh viêm gan B
3.1. Tiêm phòng vacxin viêm gan B
Tiêm phòng là giải pháp chính và có vai trò quan trọng hàng đầu trong phòng ngừa viêm gan B. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO liều vacxin đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt. Tất cả trẻ sơ sinh đều cần được tiêm vaccine phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh và các mũi tiếp theo phác đồ tiêm chủng.
Vaccine viêm gan B có khả năng tạo ra kháng thể bảo vệ đạt hơn 95% ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Vaccine có hiệu quả bảo vệ cao, kéo dài tối thiểu 20 năm. Hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài suốt đời nếu nồng độ kháng thể lớn hơn 1000 IU/L sau khi tiêm.
Việc tiêm chủng vaccine phòng ngừa viêm gan B được chuyên gia khuyến cáo cho những trường hợp sau:
– Tất cả những trường hợp chưa có Anti-HBs – kháng thể chống lại virus HBV. Mỗi người cần chủ động tiêm chủng càng sớm càng tốt, nhất là người dân các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao như Việt Nam.
– Những người có nguy cơ cao đã nêu ở mục 3.
– Trước khi đi đến khu vực có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao, mọi người nên hoàn thành liệu trị vaccine viêm gan B.
3.2. Một số biện pháp phòng tránh khác
Bên cạnh việc tiêm vắc xin, một số biện pháp phòng tránh viêm gan B khác mà mọi người cần thực hiện để phòng tránh như:
– Nếu mẹ bị viêm gan B tránh cho con bú trực tiếp.
– Không sử dụng chung kim tiêm, các dụng cụ sắc nhọn làm rách da như: Châm cứu, xăm người, xăm môi,…
– Luôn có ý thức bảo vệ bản thân bằng cách quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, máu của người nhiễm bệnh.
– Tuyệt đối không sử dụng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân với người mắc viêm gan B.
– Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát tiền hôn nhân.
– Những trường hợp bị viêm gan B mãn tính chưa có phương pháp điều trị thì cần thường xuyên thăm khám định kỳ để xét nghiệm và siêu âm gan và theo dõi tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết những dấu hiệu của bệnh xơ gan còn bù
Tiêm phòng là giải pháp chính và có vai trò quan trọng hàng đầu trong phòng ngừa viêm gan B hiện nay
Trên đây là bài viết tổng quát về viêm gan B cũng như giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?”. Hy vọng sẽ giúp bạn chủ động nhận biết các triệu chứng và phòng chống bệnh để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.