Viêm túi mật: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm túi mật là bệnh lý có triệu chứng không cụ thể và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Viêm túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Viêm túi mật: Triệu chứng và phương pháp điều trị

1. Viêm túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm ở bên phải bụng, dưới gan. Túi mật dạng lỏng chứa mật được tiết ra từ gan, sau đó đổ vào ruột non để hòa tan chất béo giúp tiêu hóa thức ăn.

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến thủng túi mật.

Viêm túi mật: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến thủng túi mật.

2. Nguyên nhân gây viêm túi mật

2.1. Sỏi mật

Thông thường, viêm túi mật là sự hình thành của các hạt cứng phát triển trong túi mật tạo thành sỏi gọi là sỏi mật. Sỏi mật chặn đường làm tắc nghẽn mật khiến mật tích tụ gây viêm.

2.2. Nhiễm trùng

Vi khuẩn có thể phá hỏng hệ thống dẫn lưu mật, khiến mật trào ngược trở lại.

2.3. Khối u

Khối u chèn ép, ngăn mật thoát ra khỏi túi mật gây tích tụ dẫn đến viêm túi mật.

2.4. Vấn đề khác

Một số nguyên nhân khác như mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến túi mật cũng  gây viêm túi mật.

Tắc nghẽn ống mật do sẹo nằm trên ống mật dẫn đến viêm túi mật.

3. Triệu chứng viêm túi mật

3.1. Viêm cấp tính

– Đau bụng trên bên phải dữ dội;

– Đau vai phải hoặc lưng;

– Đối với trường hợp nghiêm trọng, túi mật thủng làm tràn mật vào bụng gây đau dữ dội và cần cấp cứu ngay lập tức;

– Buồn nôn, nôn, sốt.

3.2. Viêm túi mật mạn tính (viêm kéo dài nhiều lần trong vài tháng, năm)

– Buồn nôn;

– Nôn;

– Sốt;

– Đau bụng trên bên phải;

– Đau giữa bụng.

Các triệu chứng viêm túi mật thường xảy ra nhiều hơn sau khi ăn, mật phải co bóp vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan B có chữa được không?

Viêm túi mật: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Đối với trường hợp nghiêm trọng, túi mật thủng làm tràn mật vào bụng gây đau dữ dội và cần cấp cứu ngay lập tức;

4. Trường hợp có nguy cơ bị viêm túi mật?

Dưới đây là những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc viêm túi mật:

– Nữ giới có độ tuổi trên 50 tuổi.

– Nam trên 60 tuổi.

– Người thừa cân.

– Tiểu đường.

– Phụ nữ mang thai

– Người mắc bệnh Crohn.

– Bệnh thận giai đoạn cuối.

– Bệnh tim.

– Tăng lipid máu.

– Bệnh hồng cầu hình liềm.

– Người ăn uống nhiều chất béo và cholesterol.

5. Bệnh viêm túi mật có biến chứng không?

Viêm túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

– Nhiễm trùng túi mật: Nếu mật tích tụ gây viêm, túi mật có thể bị nhiễm trùng;

– Hoại tử túi mật: Viêm túi mật nếu không được điều trị làm cho mô trong túi mật bị hoại tử.

– Thủng túi mật nguyên nhân do sưng túi mật, nhiễm trùng hoặc hoại tử;

– Ung thư túi mật.

6. Chẩn đoán viêm túi mật

6.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp xác định túi mật có bị nhiễm trùng hay không. Thông thường, nếu số lượng bạch cầu trong máu tăng cao cho biết là dấu hiệu nhiễm trùng. Thực hiện sinh hóa máu để đánh giá chức năng thận, gan.

6.2. Siêu âm

Siêu âm ổ bụng để giúp đánh giá chính xác tình trạng viêm túi mật. Siêu âm được sử dụng để xác định các dấu hiệu viêm liên quan đến túi mật, đồng thời có thể giúp hiển thị sỏi mật một cách rõ ràng trên màn hình thiết bị siêu âm.

6.3. X quang túi mật

Người bệnh tiêm/uống chất cản quang sau đó chụp X-quang ngực bụng để đánh giá các rối loạn của gan, túi mật và ống mật. Đối với viêm túi mật cấp tính, chụp X quang túi mật có thể phát hiện tắc nghẽn ống mật.

6.4. Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X để thấy hình ảnh chi tiết của bụng, gan, túi mật, ống mật và ruột giúp xác định viêm túi mật, tắc nghẽn dòng chảy mật, phát hiện sỏi mật.

6.5. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh chi tiết về gan, túi mật, ống mật, tuyến tụy và ống tụy. Phương pháp giúp phát hiện các tình trạng như sỏi mật, viêm túi mật, viêm ống mật hay tắc nghẽn dòng chảy mật.

Viêm túi mật: Triệu chứng và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Polyp túi mật là bệnh gì? thắc mắc thường gặp nhất

Viêm túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng

7. Phương pháp y khoa điều trị

Tùy vào từng cấp độ, việc điều trị túi mật sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp khác nhau. Việc điều trị thường kết hợp với chỉ định của bác sĩ.

7.1. Điều trị bằng nội khoa

Với các triệu chứng ở mức độ nhẹ thì viêm túi mật thường sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng cách:

– Nghỉ ngơi, truyền dịch và cân bằng nước điện giải cho cơ thể. Sử dụng các thuốc giảm đau giãn cơ trơn theo chỉ định của bác sĩ tùy theo mức độ của bệnh,

– Sử dụng thuốc kháng sinh là được dùng nhiều trong điều trị bệnh nhiễm trùng.

7.2.  Điều trị bằng ngoại khoa

Túi mật cấp tính do có nguy cơ biến chứng cao nên cần xử lý ngoại khoa gấp. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là cắt túi mật và dẫn lưu túi mật.

Cắt túi mật được tiến hành trong trường hợp người bệnh đau cấp tính. Tiến hành trong 48 giờ từ khi bệnh nhân nhập viện. Trong trường hợp túi mật có biến chứng như bị bưng mủ hay hoại tử cần dẫn lưu trước khi cắt bỏ. Có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay được sử dụng đó là mổ nội soi và mổ hở.

– Mổ nội soi cắt túi mật là phương pháp tối ưu được áp dụng nhiều hiện nay do mang lại nhiều ưu điểm như không mổ mở, không để lại sẹo, không đau, thời gian điều trị ngắn , tỷ lệ biến chứng thấp, phục hồi nhanh và thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành mổ nội soi cắt túi mật.

– Phẫu thuật mổ hở bằng cách gây mê cho người bệnh sau đó tiến hành thực hiện mổ và loại bỏ túi mật. Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng và thường được thực hiện trong những trường hợp khẩn cấp.

Việc phát hiện sớm để điều trị viêm túi mật là điều thực sự rất quan trọng. Bởi nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó mỗi người cần chủ động tìm hiểu, nhận biết các triệu chứng của bệnh để thăm khám định kỳ phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *