Lý giải: Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không

Thiếu hụt vitamin B12 gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bài viết này cùng bạn lý giải “thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không” cùng những lưu ý trong việc nhận biết tình trạng thiếu hụt loại dưỡng chất quan trọng này. 

Bạn đang đọc: Lý giải: Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không

1. Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể bao gồm chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN, các phân tử chứa thông tin di truyền. Vitamin này hỗ trợ phòng chống thiếu máu, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng chúng có thể hỗ trợ xương chắc khỏe và ngăn tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt cũng như cải thiện các cảm xúc tiêu cực gây nên do rối loạn chuyển hóa serotonin.

Vitamin B12 cũng là một chất giúp tăng năng lượng cho cơ thể, cải thiện hầu hết các cơ quan như tim mạch, thần kinh, da, tóc,… Bởi vậy, có thể nói đây là loại vitamin cực kỳ thiết yếu đối với sức khỏe của con người.

Lý giải: Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không

Vitamin B12 là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe con người

2. Mối quan hệ giữa đột quỵ và tình trạng thiếu hụt Vitamin B12

2.1. Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ được không?

Chưa có nghiên cứu chính xác khẳng định tình trạng thiếu vitamin B12 chắc chắn sẽ gây đột quỵ, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa hai tình trạng này. Nói cách khác, thiếu vitamin B12 là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

2.2. Lý giải nguyên nhân thiếu vitamin B12 có nguy cơ gây đột quỵ

Không đủ vitamin B12 cùng với một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Trong đó, sự gia tăng homocysteine là kết quả của sự thiếu hụt dinh dưỡng của folic acid, vitamin B và đặc biệt là vitamin B12. Tình trạng dư thừa homocysteine lại dẫn đến hệ quả là viêm các mạch máu và mất cân bằng oxi hóa.

Song song với đó, nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đột quỵ là viêm. Trong đó, sự tích tụ của các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng được gọi là viêm.

Thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương mạch máu và tích tụ chất dư thừa trong mạch máu. Từ đó, đột quỵ có thể xảy ra do sự tích tụ này làm gián đoạn dòng máu não bình thường.

Ngoài ra, mất cân bằng oxi hóa là một hậu quả khác của thiếu vitamin B12. Điều này làm tổn thương các mạch máu, khiến chúng dễ dính với các chất khác và máu, dẫn đến cục máu đông và chảy máu. Do vậy, có thể cho rằng thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa được không?

Lý giải: Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không

Thiếu hụt vitamin B12 có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin B12 còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ – có ít hồng cầu nhưng hồng cầu lớn bất thường, không đảm nhận được vai trò thông thường. Từ đó, tình trạng tổn thương chất trắng của tủy sống và não có thể xảy ra, kèm theo đó là một số bệnh liên quan đến thần kinh hoặc tình trạng sụt giảm trí tuệ.

3. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể do nhiều lý do, trong đó Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn là những lý do rõ ràng hơn cả. Mặc dù chế độ ăn chay được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng hầu hết các loại thức ăn chay thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng, một trong số đó là vitamin B12.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khác thiếu vitamin B12 không phải do ăn uống. Đôi khi, cơ thể bạn có thể không hấp thụ đầy đủ vitamin B12: Ngay cả khi chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin B12 có thể do các tình trạng sức khỏe và bệnh nhiễm trùng cản trở hấp thụ vi chất ở dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chức năng của ruột non.

Ngoài ra, việc uống nhiều rượu và nghiện rượu nặng có thể dẫn đến thiếu vitamin B.  Điều này có thể là kết quả của những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến việc hấp thụ và sử dụng vitamin B12 trở nên khó khăn hơn.

4. Một số triệu chứng cho thấy bạn thiếu hụt vitamin B12

Có thể nghi ngờ thiếu hụt vitamin B12 thông qua một số biểu hiện đây:

– Suy nhược cơ thể, mệt mỏi và gặp tình trạng chóng mặt thường xuyên: Triệu chứng này thường xuyên bị nhầm lẫn với thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm nồng độ vitamin B12 trong máu và có hướng điều trị chuẩn xác, cụ thể.

– Gặp tình trạng khó thở, tim đập nhanh khi gắng sức làm việc

– Tình trạng tổn thương thần kinh và tê bì các chi

– Da nhợt nhạt do thiếu hồng cầu hoặc hồng cầu khổng lồ

– Tình trạng sưng và viêm lưỡi: Lưỡi trở nên mềm, đỏ và sưng đau

– Một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, tình trạng đầy hơi, giảm cảm giác thèm ăn thường xuyên

– Thị lực giảm sút có thể là triệu chứng giúp bạn nghi ngờ thiếu hụt vitamin B12

– Tình trạng xương yếu cũng có thể nghi ngờ thiếu vitamin B12 do loại dưỡng chất này cũng có chức năng trong việc hình thành thế bào tạo xương.

5. Kiểm soát Vitamin B12 cho cơ thể bằng cách nào?

Thịt đỏ và gan là hai loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12. Ngoài ra, một số thực phẩm như thịt gà, trứng, các loại sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, các thực phẩm chay thường khó cung cấp đủ loại vitamin này.

Lý giải: Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không

>>>>>Xem thêm: Tăng huyết áp và một số lưu ý bệnh gây tử vong cao

Một số thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào cho cơ thể

Nếu bạn là người ăn chay, bạn nên lựa chọn những thực phẩm hợp lý với chế độ ăn nhưng vẫn chứa nhiều vitamin B12, hoặc thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung.

Ngoài ra, có thể tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để giúp giảm tình trạng thiếu vitamin B12 đối với những người có các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột không hấp thụ được loại vi chất này.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Thiếu vitamin B12 gây đột quỵ hay không” cũng như các thông tin chung về loại vitamin này. Nhìn chung, vitamin B12 là loại dưỡng chất cực kỳ quan trong cho sức khỏe con người, cần chú ý đảm bảo đủ lượng phù hợp để tránh các hệ quả từ tình trạng thiếu hụt loại vitamin cần thiết này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *