Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu

Bệnh nổi trái rạ (hay thủy đậu) ở trẻ xuất hiện nhiều vào mùa hè, thường lây lan nhanh thành ổ dịch. Nhiều trường hợp, bố mẹ cũng xuất hiện triệu chứng. Trái rạ ở người lớn và trẻ em khác nhau thế nào, thời gian điều trị bao lâu, khả năng tái phát, để lại sẹo… là những vấn đề được làm rõ trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu

1. Bệnh trái rạ ở trẻ em và người lớn khác nhau thế nào?

Thủy đậu hay trái rạ tiếng anh là Chickenpox, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, do virus Varicella Zoster gây ra. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bệnh nhân chỉ được ngăn chặn triệu chứng, kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh.

Tình trạng nổi trái rạ ở trẻ em và người lớn có một số điểm khác biệt như sau:

1.1. Nguy cơ nhiễm trái rạ

Ở người trưởng thành, nếu cơ thể đã từng tiếp xúc với virus gây bệnh thủy đậu thì thường tự sản sinh ra kháng thể nên ít khả năng bị virus tấn công hơn. Trong khi đó, trẻ em chưa bị thủy đậu bao giờ, cơ thể chưa có kháng thể nên dễ nhiễm virus. Vì vậy, những ai chưa bị bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm và nên tiêm vacxin phòng trái rạ.

Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu

Bệnh trái rạ ở trẻ em và người lớn có giống nhau không?

1.2. Tính nghiêm trọng

Khi nhiễm virus, triệu chứng bệnh ở người lớn thường nặng hơn so với trẻ. Nguyên nhân là do cơ thể người trưởng thành có thể mắc các bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, hệ miễn dịch suy yếu (ở người già, mẹ bầu, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch). Việc lơ là, chủ quan trong phòng và điều trị bệnh cũng dẫn đến nguy cơ biến chứng cao như viêm não, viêm khớp, viêm phổi hay suy hô hấp. Còn ở trẻ em, do được chú ý điều trị sớm, tiêm ngừa vacxin nên thường ít bị biến chứng.

1.3. Điều trị bệnh trái rạ

Thông thường người lớn sẽ dùng thuốc kháng sinh ngừa nhiễm trùng tái phát bệnh, còn trẻ nhỏ không nên lạm dụng kháng sinh. Người trưởng thành dùng các loại thuốc chống viêm như Acyclovir, Famciclovir nhằm giảm đau, sưng, còn trẻ em nên dùng nhóm Paracetamol, Ibuprofen hoặc Histamin để ngừa biến chứng làm tổn thương não và gan. Ngoài ra, cả hai nhóm đối tượng này đều có thể dùng thuốc sát trùng ngoài da để vệ sinh, ngừa bội nhiễm.

2. Cách trị trái rạ không để lại sẹo

Sau khi khỏi bệnh, tại vị trí các nốt mụn đã vỡ và khô, tróc vảy sẽ hình thành vết sẹo, màu sắc ban đầu hơi thâm. Đó là do virus làm tổn thương da nghiêm trọng, da bị tăng sắc tố, viêm sau nhiễm khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ chớ bỏ qua điều sau

Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu

Điều trị vết mụn đúng cách sẽ hạn chế được tình trạng sẹo

Ở trẻ dưới 15 tuổi, do khả năng phục hồi da tốt, vùng sẹo thâm có thể tự hết sau vài tháng, bạn không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bị trái rạ khi quá tuổi 15, khả năng phục hồi của da đã chậm lại. Lúc này, nếu không điều trị đúng, nguy cơ bội nhiễm sẽ cao. Khi đó vùng da tổn thương nặng, thường để lại sẹo thâm, sẹo lồi hoặc lõm trên bề mặt da, gây mất thẩm mỹ.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng sẹo do thủy đậu? Điều quan trọng nhất là trong quá trình chữa trị, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ. Vùng da bệnh càng ít viêm, ngứa, nhiễm trùng thì nguy cơ để lại sẹo càng thấp. Bạn nên dùng các thuốc sát trùng nhẹ, thoa lên bề mặt vùng da bệnh. Thuốc này được chỉ định tùy theo tình trạng của từng người. Bố mẹ không tự ý mua về điều trị tại nhà cho con hoặc bản thân.

Đặc biệt, khi tổn thương da chưa lành hẳn thì không điều trị sẹo bằng bất cứ phương thuốc nào. Sau khi vết thương bong vảy và lên da non mới dùng thuốc điều trị sẹo. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh, ngay cả khi không để lại sẹo, bạn vẫn cần tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ làn da.

3. Bệnh trái rạ khỏi sau bao lâu?

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus VZV sẽ mất từ 7 – 21 ngày âm thầm phát triển, hầu như không để lại triệu chứng gì. Sau đó bệnh khởi phát trong 1 – 2 ngày với triệu chứng sốt, phát ban ở cổ, mặt, ngực, chân tay, bụng. Nốt phát ban hình giọt nước, mọc theo đợt, mỗi đợt cách nhau 3 – 4 ngày, gây ngứa, đỏ da.

Kể từ khi mụn xuất hiện, chúng sẽ căng dần và vỡ ra sau 3 – 4 ngày, để lại vảy khô. Đây là giai đoạn toàn phát, cũng là thời điểm bệnh dễ lây lan nhất. Bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng, nhiễm khuẩn thứ phát.

Thời gian từ giai đoạn toàn phát đến khi hết triệu chứng kéo dài 7 – 10 ngày, tùy sức đề kháng của từng người. Nếu không điều trị tích cực, các đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân có bệnh lý nền có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng.

Nếu điều trị đúng cách, hiệu quả, tổng thời gian từ khi ủ bệnh đến lúc khỏi hẳn có thể là 15 – 30 ngày.

4. Trẻ bị trái rạ rồi có tái nhiễm không?

Thông thường, sau khi trẻ bị bệnh và khỏi hẳn, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch vĩnh viễn. Rất hiếm trường hợp tái nhiễm lần thứ hai. Tuy nhiên, virus VZV vẫn âm thầm tồn tại trong cơ thể người đã mắc bệnh. Trong điều kiện thuận lợi cho chúng (chẳng hạn như hệ miễn dịch suy yếu, tuổi cao, mang bầu), VZV có thể gây ra bệnh giời leo (Zona thần kinh). Cả trẻ nhỏ và người lớn đều có nguy cơ bị tình trạng này.

Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị viêm xoang trong thời gian lâu dài

Một trong những biến chứng của bệnh là Zona thần kinh, xuất hiện khi hệ miễn dịch suy yếu

Khi bị Zona thần kinh, trên một số vùng da có các nốt mụn nước, gây đau đớn. Khác với tình trạng thủy đậu, vùng da mụn mọc dày thành đám và thường tập chung tại một vị trí. Bệnh Zona có khả năng lây nhiễm cho người chưa từng bị thủy đậu. Khi biến chứng, nó gây viêm não, viêm màng não, làm giảm thị lực hoặc viêm mắt.

Tình trạng nổi trái rạ ở trẻ không hoàn toàn giống với người lớn. Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh để biết cách điều trị hiệu quả, không để lại sẹo. Nếu chưa tiêm phòng bệnh, bố mẹ nên cùng trẻ đến trung tâm tiêm chủng để chích ngừa. Phòng tiêm chủng TCI có sẵn vacxin ngừa bệnh, được bảo quản theo tiêu chuẩn. Chích ngừa thủy đậu cho trẻ, đến TCI ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *