Từ mụn thủy đậu và mụn đậu mùa: Phân biệt 2 bệnh dễ nhầm lẫn

Mụn thủy đậu và mụn đậu mùa khá giống nhau, đều là nốt phát ban chứa nước. Tuy nhiên, đây là triệu chứng nổi bật của hai bệnh khác nhau (thủy đậu và đậu mùa). Làm thế nào để phân biệt đâu là mụn nước do thủy đậu, đâu là mụn nước do đậu mùa? Cùng làm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Từ mụn thủy đậu và mụn đậu mùa: Phân biệt 2 bệnh dễ nhầm lẫn

1. Phân biệt đặc điểm của đậu mùa và thủy đậu

1.1. Đặc điểm của hai căn bệnh

Bệnh thủy đậu được nhắc đến lần đầu tiên vào thế kỷ XVI, bởi Giovanni Filippo, còn đậu mùa được cho rằng đã xuất hiện cách đây hơn 3000 năm. Cho đến tận thế kỷ 19, người ta vẫn bị nhầm lẫn thủy đậu với đậu mùa. Năm 1875, Rudolf Steiner đã chứng minh thủy đậu do một tác nhân truyền nhiễm gây nên. Hiện nay hai bệnh đã được phân biệt rõ và có vacxin phòng bệnh riêng. Tuy nhiên, vacxin ngừa đậu mùa ít được khuyến khích.

Từ mụn thủy đậu và mụn đậu mùa: Phân biệt 2 bệnh dễ nhầm lẫn

Hình ảnh mụn thủy đậu

Bệnh thủy đậu xuất hiện do virus Varicella Zoster, còn đậu mùa do virus Variola gây nên. Sau khi xâm nhập, nó mất 7 – 14 ngày ủ bệnh, rồi mới khởi phả triệu chứng. Xét về tính nguy hiểm, đậu mùa đáng ngại hơn thủy đậu. Xét về lịch sử xuất hiện, nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh đậu mùa đã tồn tại ít nhất 3000 năm.

Virus đậu mùa có 2 chủng là Variola major và Variola minor. Trong đó, Variola major gây bệnh nặng với tỉ lệ mắc và tử vong từ 20 – 50%. Còn Variola minor ít nguy hiểm hơn, nó khiến 1% người nhiễm bệnh thiệt mạng. Tính trung bình tỷ lệ tử vong do đậu mùa là 15 – 20%. Một thống kê của WHO cho biết từ năm 1978 đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp bị đậu mùa.

Về thủy đậu, đây là căn bệnh vẫn đang phổ biến và tạo thành nhiều ổ dịch ở nước ta vào mùa xuân, hè. Virus gây bệnh không để lại triệu chứng trong suốt thời gian ủ bệnh (khoảng 1 – 2 tuần). Sau đó bệnh khởi phát và khỏi dần sau khoảng 10 ngày.

1.2. Điểm giống và khác nhau giữa mụn thủy đậu và mụn đậu mùa

Hai căn bệnh này có thể phân biệt bằng mắt thường dựa trên đặc điểm của nốt mụn.

Mụn thủy đậu thường có kích thước lớn hơn mụn đậu mùa.

– Lượng dịch trong mụn thủy đậu nhiều hơn dịch ở mụn đậu mùa.

– Nốt mụn thủy đậu nhìn khá giống với bong bóng nước, phát ban thành nhiều đợt. Dịch nước bên trong dần dần hóa mủ, nó làm mụn căng lên, dễ vỡ và dễ nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vị trí mọc đầu tiên là mặt, thân, sau đó lan rộng toàn thân.

– Tổn thương da do thủy đậu ít nghiêm trọng hơn đậu mùa.

– Nốt mụn đầu mùa chứa nước và mủ, xuất hiện cùng thời điểm. Kích thước mụn tăng chậm, dịch bên trong có xu hướng li tâm. Vị trí mọc chủ yếu là mặt, lòng bàn tay, bàn chân, hậu môn và cơ quan sinh dục. Đôi khi mụn mọc ở niêm mạc mắt và miệng. Nếu virus hoạt động mạnh, nốt mụn có thể lan sâu xuống họng.

– Nốt mụn đậu mùa để lại tổn thương nặng hơn thủy đậu, bệnh nhân bị sốt và nổi hạch toàn thân.

2. Phân biệt các triệu chứng khác

2.1. Điểm giống nhau

Bệnh thủy đậu và đậu mùa đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Theo đó, bệnh nhân mắc các bệnh này đều không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Sau đó trên da nổi các nốt mụn thủy đậu, mụn đậu mùa và bị tổn thương. Mụn nước dần dần vỡ ra, khô lại, bóc vảy và để lại sẹo thâm. Bên cạnh đó, ở cả trường hợp bị thủy đậu và đậu mùa, người bệnh đều sốt cao, đau đầu và mệt.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp nào để giảm tái phát viêm phế quản co thắt ở trẻ

Từ mụn thủy đậu và mụn đậu mùa: Phân biệt 2 bệnh dễ nhầm lẫn

Mụn đậu mùa khá giống với mụn thủy đậu

2.2. Điểm khác biệt

Ngoài các biểu hiện giống với thủy đậu, người bệnh đậu mùa còn đau nhức cơ thể. Khi cử động tay chân cảm thấy khó khăn.

Khi khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch suy yếu, nó hoạt động trở lại nhưng không làm tái phát thủy đậu mà gây biến chứng Zona thần kinh.

Theo nghiên cứu, người bị đậu mùa hoặc đã được tiêm ngừa bệnh này sẽ không bị bệnh nữa hoặc có bị lại nhưng biểu hiện toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình hoặc không có giai đoạn toàn phát.

Đến nay, tổ chức Y tế Thế giới WHO cho rằng bệnh đậu mùa đã được xóa sổ hoàn toàn, không còn xuất hiện nữa. CDC Hoa Kỳ đã xây dựng kho lưu trữ virus đậu mùa, được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ báo Sức khỏe đời sống, từ 22 tháng 9 đến 19 tháng 11 năm 2023, tại TP.HCM có 91 trường hợp nghi mắc đậu mùa. Trong đó 82 trường hợp cho kết quả dương tính. Thực trạng này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo người dân không được lơ là với căn bệnh tưởng chừng đã “tuyệt chủng”này.

3. Cách điều trị, phòng ngừa

Cũng giống như thủy đậu, bệnh đậu mùa không có thuốc điều trị đặc hiệu, để giảm triệu chứng các bác sĩ thường sử dụng 5 nhóm thuốc sau:

Từ mụn thủy đậu và mụn đậu mùa: Phân biệt 2 bệnh dễ nhầm lẫn

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Trẻ em biếng ăn làm thế nào?

Hiện nay Việt Nam chỉ có vacxin ngừa thủy đậu, không lưu hành vacxin ngừa đậu mùa

– Nhóm hạ sốt (thường là paracetamol).

– Thuốc kháng virus Acyclovir, giúp làm giảm nhiễm trùng thứ phát nhanh chóng, ngừa bệnh tiến triển nặng.

– Thuốc giảm ngứa (thuộc nhóm kháng Histamin) do dịch mụn thủy đậu, đậu mùa gây nên.

– Kháng sinh (dùng khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, loét và sưng đau kèm theo mủ trên da).

– Thuốc sát trùng (thường là loại kem bôi ngoài da, thuốc này có thể gây ngứa nếu cơ địa trẻ dễ dị ứng).

Khi điều trị thủy đậu, đậu mùa cho trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ra gió, đến nơi đông người. Cần cho trẻ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, mặc quần áo mềm mại, giữ vệ sinh cá nhân và dùng riêng đồ dùng cá nhân.

Để ngừa nhiễm bệnh, bố mẹ cần giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Đồng thời xây dựng thói quen vệ sinh chân tay, răng miệng hàng ngày. Vào mùa dịch cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, vùng có ổ dịch.

Tóm lại, mụn thủy đậu và mụn đậu mùa là 2 loại mụn khác nhau, do 2 bệnh lý khác nhau gây ra. Trong đó, mụn đậu mùa đến nay không còn xuất hiện nữa. Khi trẻ bị nổi mụn nước kèm theo dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để kiểm tra xem trẻ có bị thủy đậu hay không. Có thể cho trẻ tiêm phòng thủy đậu từ sớm tại Phòng tiêm chủng TCI để ngừa bệnh. Phòng tiêm chủng TCI có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trẻ được khám sức khỏe đầy đủ và tiêm chủng theo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế, bố mẹ hoàn toàn được yên tâm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *