Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng

Bệnh viêm phế quản và viêm họng ở trẻ có nhiều biểu hiện tương tự nhau như ho, đau họng, mệt mỏi, bỏ ăn… Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm và các biến chứng lại khác nhau. Nếu nhận biết đúng bệnh từ sớm, bố mẹ sẽ đỡ lo lắng và dễ dàng chăm sóc hơn. Bài viết sau sẽ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai căn bệnh này ở trẻ.

Bạn đang đọc: Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng

1. Phân biệt khái niệm

1.1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ là gì?

Bệnh viêm phế quản là khái niệm dùng để chỉ tình trạng viêm ở đường hô hấp dưới, vị trí cụ thể là niêm mạc ống phế quản. Ống phế quản là nơi đưa không khí vào trong phổi và từ phổi ra ngoài. Bệnh thường bắt đầu với những cơn ho, kèm theo đờm. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu là do virus (Adenovirus, Parainfluenzae virus), ngoài ra một số trẻ bị mắc bệnh do nhiễm khuẩn( phế cầu, liên cầu), nấm.

Đối tượng dễ mắc:

– Những trẻ có bố, mẹ từng bị hen suyễn.

– Cơ địa dễ dị ứng

– Sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, nhiều khói thuốc lá.

Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Phân loại:

Viêm phế quản thường được chia thành 2 dạng là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính. Trong đó, ở thể cấp tính, bệnh kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, còn thể mãn tính dai dẳng lâu ngày, làm suy giảm chức năng phổi, thậm chí làm tổn thương hệ hô hấp vĩnh viễn. Triệu chứng bệnh có nguy cơ tái phát cao.

1.2. Viêm họng

Viêm họng là hiện tượng viêm đường hô hấp trên. Cụ thể, vị trí viêm là niêm mạc họng, kèm theo biểu hiện sưng hầu – họng do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, việc trẻ sử dụng thức ăn lạnh khi trời nóng cũng là một nguyên nhân phổ biến gây viêm họng.

Phần lớn chúng ta sẽ bị viêm họng ít nhất 1 lần trong năm. Trong đó, những trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc hoặc đã mắc các bệnh đường hô hấp dễ bị hơn.

Bệnh viêm họng cũng có hai dạng chính là viêm họng cấp và mãn tính. Trong đó, viêm họng cấp thường điều trị khỏi sau 1 tuần. Nếu kéo dài, bệnh chuyển sang mãn tính và dễ dẫn đến các biến chứng như viêm amidan, viêm hạch mủ, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai…

2. Phân biệt biểu hiện bệnh viêm phế quản và viêm họng

2.1. Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ

Khi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị viêm phế quản, trẻ thường ho khan và sốt cao tăng dần (lên tới 39 – 40 độ). Đa phần các trường hợp ho không có đờm. Cơn ho tăng dần, dữ dội, liên tục kèm theo tiếng khò khè. Trẻ cảm thấy nặng ngực, thở mệt, thiếu hơi.

Đồng thời, trẻ còn có biểu hiện đi kèm như:

– Sốt, khó chịu trong người, mệt mỏi, ớn lạnh, đau ngực.

– Trẻ đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, hắt hơi, da tím tái.

– Bỏ bú, bỏ ăn và quấy khóc nhiều hơn bình thường.

– Kiểm tra niêm mạc phế quản có hiện tượng sưng đỏ, phù nề.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: trẻ đi đại tiện phân có máu là bị bệnh gì?

Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng

Trẻ bị viêm họng có một số biểu hiện giống với viêm phế quản

Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm phế quản là do virus tấn công. Triệu chứng bệnh có xu hướng tiến triển nghiêm trọng nhanh chóng. Một số ít bệnh nhân viêm phế quản do nhiễm khuẩn Streptococcus pneumoniae. Đối với chủng khuẩn này, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng kháng sinh kết hợp một số thuốc khác.

2.2. Triệu chứng viêm họng

Tương tự như viêm phế quản, khi bị viêm họng trẻ cũng ho, hắt hơi. Tuy nhiên khi trẻ ho còn kèm theo đờm ở cổ. Trẻ có biểu hiện ngứa cổ, rát họng và khô họng nên luôn muốn ho thật mạnh để đẩy dị vật ra ngoài. Nếu ho nhiều, kéo dài, niêm mạc cổ họng đỏ, sưng tấy, trẻ có thể khạc ra đờm có lẫn máu.

Đa phần trẻ nhỏ bị viêm họng do virus và thường sốt cao, không nên sử dụng kháng sinh. Một số trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn, có thể sốt hoặc không. Thông thường khi viêm họng, trẻ cũng đồng thời bị viêm mũi. Lúc này, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh, chống viêm và một số thuốc điều trị triệu chứng cho bé.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả

Trẻ bị viêm họng hay viêm phế quản đều cần được khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi chăm sóc trẻ viêm phế quản tại nhà, bố mẹ cần chú ý:

– Giúp trẻ bổ sung đủ nước: Viêm phế quản khiến trẻ sốt cao và tắc nghẽn ống khí quản. Cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp hạn chế tình trạng mất nước và hỗ trợ làm giãn phế quản.

– Giữ vệ sinh nơi ở: Bố mẹ cần thường xuyên lau dọn phòng, thay ga, gối cho con. Đồng thời giữ độ ẩm phòng thích hợp, không hút thuốc lá trong nhà để bảo vệ không gian nhà ở sạch sẽ.

– Cân đối dinh dưỡng: Để giúp trẻ tăng đề kháng, bố mẹ cần đảm bảo không để con bỏ bữa. Bữa ăn của con được xây dựng đủ chất, đặc biệt, cần chú trọng nhóm chất chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch.

– Giúp trẻ xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng, mũi bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn khuẩn hại.

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi thấy biểu hiện sốt cao trên 39 độ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, trẻ ho ra máu, thở rít…

Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ nhiễm khuẩn HP, phải làm sao?

Viêm phế quản, viêm họng ăn gì tốt?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới còn viêm họng là viêm ở đường hô hấp trên. Cả hai bệnh này đều do virus hoặc vi khuẩn tấn công, gây ra. Để phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất là cho trẻ tiêm vacxin ngừa các chủng virus, vi khuẩn gây bệnh (liên cầu khuẩn, phế cầu, Adenovirus…).

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã có phòng tiêm chủng với đầy đủ vacxin ngừa hầu hết các bệnh ở trẻ em và cả người lớn, được nhập khẩu 100% từ các hãng sản xuất vacxin lớn trên thế giới. Với cơ sở vật chất hiện đại, TCI thực hiện chế độ bảo quản vacxin nghiêm ngặt, giúp bảo vệ tối đa hiệu quả phòng bệnh. Tiêm phòng bệnh tại TCI, trẻ sẽ được đội ngũ bác sĩ Nhi giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thăm khám kỹ lưỡng. Bố mẹ được kiểm tra vacxin đầy đủ trước khi con chích ngừa. Liên hệ ngay với Phòng tiêm chủng TCI để đặt lịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *