Tình trạng viêm tụy cấp trẻ em và 3 điều cần biết

Viêm tụy cấp là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe của bé. Vì vậy, việc hiểu rõ về viêm tụy cấp trẻ em rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Tình trạng viêm tụy cấp trẻ em và 3 điều cần biết

1. Đôi nét về tình trạng viêm tụy cấp trẻ em

1.1. Viêm tụy cấp trẻ em là bệnh gì?

Tuyến tụy là một cơ quan ở trong hệ tiêu hóa, đảm nhận vai trò tiết ra các men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn.

Bệnh viêm tụy cấp là quá trình tự tiêu hóa của tuyến tụy gây ra bởi men tụy, sau đó lan tới các mô xung quanh và ở xa. Đây là tình trạng viêm của tuyến tụy dẫn tới tổn thương tế bào nang tuyến.

Bệnh viêm tụy cấp thể nhẹ thường tự khỏi, còn thể nặng sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng bởi các biến chứng của bệnh.

1.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tụy cấp trẻ em

Đối với đối tượng trẻ em, viêm tụy cấp có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau gồm:

– Có khoảng gần 30% trường hợp viêm tụy cấp ở trẻ bắt nguồn từ các bệnh có liên quan tới đường mật như sỏi túi mật, sỏi nhỏ, cặn bùn đường mật.

– Có khoảng 50% nguyên nhân xuất phát từ các bệnh toàn thân như nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và nhiễm độc.

– Khoảng 5 – 25% trường hợp do sử dụng các loại thuốc như Salicylate, Azathioprine, Valproic acid…

– Khoảng 10% nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm giun chui ống mật, đột biến gen, dị tật bẩm sinh, béo phì, tăng nồng độ calci trong máu, cường cận giáp hoặc có người trong gia đình mắc các vấn đề ở thận cũng là một trong những nguyên nhẫn dẫn tới viêm tụy cấp ở trẻ.

Tình trạng viêm tụy cấp trẻ em và 3 điều cần biết

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp ở trẻ như di truyền, nhiễm giun chui ống mật, đột biến gen, dị tật bẩm sinh, béo phì…

1.3. Những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh lý này

– Xuất hiện các cơn đau bụng kéo dài hoặc đột ngột: Tình trạng này thường xuất hiện từ từ và kéo dài trong thời gian dài hoặc xuất hiện một cách đột ngột. Các cơn đau bụng thường xuất hiện sau khi ăn và đau nặng hơn khi nằm ngửa.

– Vị trí và tính chất của các cơn đau: Cơn đau thường tập trung ở vùng bên trái, bên trên hoặc nửa trên bụng và lan ra phía sau lưng.

– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, suy dinh dưỡng.

– Vàng da: Trẻ có thể bị vàng da do bilirubin trong máu tăng cao.

– Buồn nôn hoặc nôn ra nhiều nước: Trẻ thường xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn ra nước kèm theo cảm giác khó chịu và đau không giảm sau khi nôn.

– Kích thước phân bất thường: Phân có kích thước lớn hơn và có mùi hôi hơn bình thường.

– Trong một số trường hợp khác, trẻ có thể bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất nước và tâm trạng dễ bị kích thích…

Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị sụt cân hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng do khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém.

Đối với một số trường hợp trẻ mắc viêm tụy cấp nặng, trẻ có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như:

– Dấu hiệu cơ thể mất nước: Môi khô, mắt trũng, lưỡi bẩn, cơ thể lừ đừ, mặt xanh xao, mệt mỏi.

– Suy hô hấp, viêm phổi.

– Viêm màng bụng, tắc ruột, chảy máu hệ tiêu hóa.

2. Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không phát hiện bệnh sớm

Viêm tụy cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ bao gồm:

– Viêm phúc mạc: Một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm tụy cấp, có thể gây ra sốt cao, đau bụng và nôn mửa. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy tim và ảnh hưởng tới tính mạng.

– Viêm túi mật: Đây là biến chứng nguy hiểm khác của viêm tụy cấp, có thể gây ra đau bụng, sốt, nôn mửa và dẫn tới viêm gan.

– Suy tim: Viêm tụy cấp có thể gây ra suy tim do tác động lên hệ tuần hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, suy tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng laser whitening có phải là phương pháp an toàn không?

Tình trạng viêm tụy cấp trẻ em và 3 điều cần biết

Nếu không phát hiện và điều trị bệnh sớm viêm tụy cấp có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng trẻ

3. Các phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị viêm tụy cấp

3.1. Các phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán viêm tụy cấp có thể được thực hiện bằng một số phương pháp như:

– Xét nghiệm máu: Giúp xác định các chỉ số hỗ trợ trong chẩn đoán viêm tụy.

– Chụp X-quang bụng: Được sử dụng để chẩn đoán và phân biệt viêm tụy cấp với các bệnh ngoại khoa khác như bán tắc ruột hoặc thủng tạng rỗng. Đặc biệt là đối với những trường hợp người bệnh đau bụng cấp phải nhập viện.

– Siêu âm ổ bụng: Đây là một trong số những phương pháp đầu tiên giúp chẩn đoán viêm tụy cấp. Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm còn giúp xác định được nguyên nhân của viêm tụy cấp như sỏi mật. Ngoài ra, còn giúp phân biệt với các nguyên nhân gây đau bụng khác như viêm ruột thừa hay viêm túi mật.

3.2. Một số cách phòng bệnh

Viêm tụy cấp trẻ em có thể được phòng ngừa bằng cách tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Ăn uống đúng cách

Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên và đồ ngọt. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp tiêu hóa tốt hơn.

Vệ sinh cá nhân

Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách giúp trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là cách hiệu quả để ngăn ngừa vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.

Chăm sóc sức khỏe định kỳ

Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa kịp thời.

Tình trạng viêm tụy cấp trẻ em và 3 điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Răng số 7 mọc khi nào, chuyên gia giải đáp

Phát hiện và điều trị bệnh sớm là một trong những biện pháp quan trọng đối với bệnh lý này

Viêm tụy cấp không thể tự khỏi và đây là một bệnh lý cấp tính cần được điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, phụ huynh nên hiểu rõ về bệnh lý này và những cách để phòng ngừa, điều trị bệnh. Bài viết trên là một số thông tin cần biết về tình trạng viêm tụy cấp trẻ em. Nếu còn vấn đề nào cần giải đáp thêm, liên hệ ngay tới TCI để nhận hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *