Các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp và biểu hiện

Mất ngủ là một tình trạng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm khoảng 10 – 15% dân số. Có nhiều dạng mất ngủ với các triệu chứng và ảnh hưởng khác nhau đến người bệnh, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp và biểu hiện

1. Mất ngủ là gì? Các dạng thường gặp

Mất ngủ là dạng phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ. Những người mắc bệnh này thường than phiền về tình trạng suy giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, với các triệu chứng đặc trưng gồm:

– Gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

– Thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại trong đêm

– Thức dậy sớm

– Có cảm giác thiếu ngủ, uể oải, mệt mỏi, không được thư thái khi thức dậy

– Buồn ngủ vào ban ngày, không tỉnh táo, kém tập trung, cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không hồi phục

Đây là căn bệnh thường gặp và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Tỷ lệ người mắc bệnh này khoảng 10 – 15% dân số. Bệnh có thể xảy bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ và người lớn tuổi. Tình trạng này thường tồn tại ở 2 dạng:

Mất ngủ tạm thời (cấp tính): Tình trạng bệnh chỉ xuất hiện một vài đêm hoặc trong một vài tuần với thời gian ngắn. Dạng mất ngủ này là phổ biến nhất, chiếm tới 30 đến 40% dân số.

– Mất ngủ kéo dài (mạn tính): Người bệnh chỉ có biểu hiện duy nhất là mất ngủ. Tình trạng mất ngủ xảy ra mà không do bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào.

Các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp và biểu hiện

Do nhiều nguyên nhân, giấc ngủ có thể bị giảm về cả thời gian và chất lượng.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh

Nhịp sinh học của cơ thể hoạt động như một chiếc đồng hồ bên trong, tạo nên chu kỳ ngủ – thức. Việc này tạo ra sự trao đổi chất và duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể. Nếu nhịp sinh học ngày bị gián đoạn ở bất kỳ khâu nào, người bệnh cũng đều có thể gặp các rối loạn về giấc ngủ.

Các nguyên nhân gây mất ngủ chủ yếu là:

2.1 Mất ngủ do tuổi tác

Tỷ lệ gặp các vấn đề về giấc ngủ thường tăng lên theo tuổi tác. Những người lớn tuổi thường cảm thấy mệt mỏi và có nhu cầu đi ngủ sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.

2.2 Căng thẳng

Những khó khăn trong công việc, học tập, sức khỏe, tài chính, gia đình… có thể khiến tâm trí không được nghỉ ngơi vào ban đêm, dẫn đến khó ngủ.

2.3 Thói quen ngủ thiếu lành mạnh

Ngủ không đúng giờ, ngủ trưa quá nhiều, môi trường ngủ kém thoải mái, làm việc trên giường ngủ, ăn uống hoặc xem tivi, chơi điện tử, lướt điện thoại trước khi đi ngủ… là những yếu tố gây bất lợi cho việc đi vào và duy trì giấc ngủ.

2.4 Ăn quá nhiều vào buổi tối

Việc ăn quá nhiều có thể gây căng tức bụng, khó chịu khi nằm. Tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày cũng khiến bạn dễ tỉnh giấc hoặc khó ngủ.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp và biểu hiện

Tình trạng đau đầu có thể gây cản trở giấc ngủ.

2.7 Mắc bệnh lý khác gây mất ngủ

Một số bệnh gây khó ngủ, ngủ không sâu giác có thể kể đến như:

– Các bệnh xương khớp: Tiêu biểu là viêm khớp, đau thần kinh tọa…

– Các bệnh tiêu hóa: Thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

– Các bệnh tiết niệu: U tiền liệt tuyến, tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt…

– Các bệnh nội tiết: Gồm các bệnh tiểu đường, cường giáp…

– Các bệnh tim mạch, hô hấp: Như suy tim, hen suyễn, viêm phế quản cấp và mạn tính…

– Các bệnh thần kinh: Có thể kể đến các bệnh đau đầu, Parkinson, Alzheimer, tai biến mạch máu não…

– Các bệnh lý tâm thần: Tất cả những rối loạn tâm thần đều có thể là tác nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy từ 30 đến 60% các trường hợp mất ngủ có nguyên nhân từ các rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng, lú lẫn,…

Ngoài các triệu chứng gây đau nhức, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh lý, đặc biệt là bệnh trầm cảm, hen suyễn, huyết áp cũng có thể gây tác dụng phụ, dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

2.8 Sử đụng chất kích thích

Các sản phẩm giảm cân có chứa caffeine và các chất kích thích khác như cafe, thuốc lá, amphetamine, cocaine… có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Lạm dụng rượu có thể khiến cơ thể dễ vào trạng thái ru ngủ nhưng có thể khiến người bệnh không thể ngủ sâu, thức dậy sớm và cảm thấy không được hồi phục sau khi thức dậy.

3. Điều trị mất ngủ

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng và điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân. Nguyên tắc điều trị sau:

3.1 Điều trị nguyên nhân

Nếu nguyên nhân gây khó ngủ là do các thói quen như uống cà phê quá nhiều, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, thay đổi múi giờ, căng thẳng trong công việc… người bệnh có thể tự cải thiện bằng cách thay đổi lối sống mà không cần dùng thuốc. Đối với các vấn đề bệnh lý hoặc tâm lý, người bệnh cần được điều trị sớm với bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả đáng tiếc.

3.2 Chuẩn bị giấc ngủ

Trước khi đi ngủ, người bệnh nên tạo tâm trạng thư thái, thoải mái. Nếu không ngủ được, bạn có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ,… để hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.

Đặt giường ngủ ở nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ cũng là yếu tố giúp bạn có giấc ngủ ngon.

3.3 Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin có thể sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ, tuy nhiên cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc mới (Melatonin, Ramelteon), một số thuốc chống trầm cảm và chống lo âu cũng được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị khó ngủ có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Các loại dược thảo cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ như tim sen, lá vông… Bệnh nhân cần uống thuốc theo đơn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao, tránh biến chứng.

Các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp và biểu hiện

>>>>>Xem thêm: Hở van tim 3 lá 2/4: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các vấn đề về giấc ngủ sẽ cần được điều trị dựa trên nguyên nhân và triệu chứng.

3.4 Điều trị tâm lý

Nếu gặp các vấn đề về tâm lý, bạn nên đi khám và điều trị sớm với các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm – thần kinh. Việc trò chuyện với những người xung quanh, tham gia hội nhóm và các hoạt động giải trí cũng giúp tâm lý của người bệnh thoải mái hơn, từ đó cải thiện giấc ngủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *