Viêm phế quản mãn tính là gì, chuyên gia giải đáp cho bố mẹ

Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm đúng mức. Mặc dù không phổ biến như ở người lớn, tình trạng này vẫn gây ra nhiều thách thức cho sức khỏe của trẻ. Để bảo vệ trẻ trước viêm phế quản mãn tính, cùng Thu Cúc TCI khám phá câu trả lời cho câu hỏi viêm phế quản mãn tính là gì và nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh lý này qua bài viết sau, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Viêm phế quản mãn tính là gì, chuyên gia giải đáp cho bố mẹ

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Viêm phế quản mãn tính là gì?

1.1. Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là gì? Viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý mà trong đó phế quản của trẻ bị viêm kéo dài. Đây là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhưng ở trẻ em, viêm phế quản mãn tính thường liên quan mật thiết đến hen suyễn và các bệnh lý hô hấp mãn tính khác.

Viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện do liên tục phơi nhiễm các yếu tố gây kích ứng hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại. Cụ thể, dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm phế quản mãn tính ở trẻ em:

– Tiếp xúc với khói thuốc lá: Tiếp xúc với khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính ở trẻ em. Khói thuốc lá chứa hàng trăm chất độc hại có thể làm tổn thương niêm mạc phế quản từ nhẹ đến trầm trọng.

Viêm phế quản mãn tính là gì, chuyên gia giải đáp cho bố mẹ

Tiếp xúc với khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính ở trẻ em.

– Ô nhiễm không khí: Tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đặc biệt là khí thải từ phương tiện giao thông và khí thải công nghiệp, có thể gây viêm mãn tính phế quản.

– Tiếp xúc với dị nguyên: Bụi, phấn hoa, lông động vật và các dị nguyên khác có thể kích thích và khiến trẻ viêm phế quản.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng cấp tính lặp đi lặp lại cũng có thể gây viêm mãn tính phế quản.

– Yếu tố di truyền

1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản mãn tính ở trẻ em

Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em có thể gây ra một loạt các triệu chứng liên quan đến sự sưng và hẹp đường thở, thường kéo dài ít nhất 90 ngày một năm và trong 2 năm liên tiếp. Dưới đây là những triệu chứng chính phổ biến của bệnh lý này:

– Ho kéo dài: Ho có thể kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

– Đờm: Trẻ có thể ho đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Đờm có thể trong suốt, cũng có thể có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

– Tăng tiết dịch mũi: Viêm phế quản mãn tính gây tăng tiết dịch mũi dịch họng, do đó các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng thường đi kèm viêm phế quản mãn tính.

– Khó thở: Do hẹp đường thở, trẻ có thể khó thở, đặc biệt là trong lúc vận động.

– Thở khò khè: Thở khò khè là một dấu hiệu tắc nghẽn đường thở.

Tìm hiểu thêm: Bệnh sởi ở trẻ: Toàn bộ thông tin hữu ích

Viêm phế quản mãn tính là gì, chuyên gia giải đáp cho bố mẹ

Ho do viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

2. Hướng dẫn dự phòng cơn cấp của viêm phế quản mãn tính cho trẻ em

Viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý hiệu quả. Một số biến chứng chính có thể xuất hiện do viêm phế quản mãn tính chúng ta có thể kể đến ở đây là nhiễm trùng phổi, suy hô hấp, tăng áp lực phổi, tăng nguy cơ hôn mê CO2, các bệnh lý tim mạch….

Bệnh lý đường hô hấp này không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp dự phòng, có thể kiểm soát tần suất xuất hiện cơn cấp, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của trẻ có viêm phế quản mãn tính. Để dự phòng các cơn cấp của viêm phế quản mãn tính, quản lý môi trường sống và lối sống của trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể có thể giúp giảm nguy cơ cơn cấp viêm phế quản mãn tính xuất hiện:

– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá (tránh ở gần người hút thuốc lá). Giữ không khí trong nhà sạch sẽ, hút bụi và sử dụng máy lọc không khí nếu cần. Đeo khẩu trang đầy đủ cho trẻ khi ở ngoài đường và ở những nơi công cộng, để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và các dị nguyên như bụi, phấn hoa, lông động vật.

– Quản lý tốt các tình trạng dị ứng của đường hô hấp: Bố mẹ thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp điều trị dị ứng như sử dụng thuốc kháng histamin hoặc liệu pháp miễn dịch nếu được bác sĩ chỉ định.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Để tránh nhiễm virus, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào có thể nhiễm virus, vi khuẩn.

– Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các vắc-xin dự phòng viêm phổi và cúm hàng năm cho trẻ, vì các bệnh lý này có thể dẫn đến các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.

– Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp: Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội để cải thiện sức khỏe tổng thể và chức năng hô hấp.

Viêm phế quản mãn tính là gì, chuyên gia giải đáp cho bố mẹ

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Duy trì một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

– Theo dõi và điều trị sớm các dấu hiệu của đợt cấp: Theo dõi sát sao các dấu hiệu như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè… và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số chúng.

Áp dụng một cách toàn diện các biện pháp trên sẽ giúp trẻ viêm phế quản mãn tính giảm nguy cơ xuất hiện các cơn cấp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi viêm phế quản mãn tính là gì. Theo đó, viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý kéo dài và phức tạp, đòi hỏi bố mẹ phải hiểu và tích cực quản lý để kiểm soát mức độ ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu viêm phế quản mãn tính, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Đừng để viêm phế quản mãn tính tiến triển mà không được kiểm soát, vì sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *