Trẻ em suy dinh dưỡng là gì, chia sẻ từ chuyên gia

Suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực đến trẻ em. Bài viết này của Thu Cúc TCI sẽ giải thích chi tiết suy dinh dưỡng là gì và làm thế nào để dự phòng suy dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ em, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ em suy dinh dưỡng là gì, chia sẻ từ chuyên gia

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ em suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là gì? Suy dinh dưỡng là bệnh lý xảy ra khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các chức năng sống.

Trẻ em suy dinh dưỡng là gì, chia sẻ từ chuyên gia

Suy dinh dưỡng là gì? Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì chức năng sống.

1.1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc mức độ và loại suy dinh dưỡng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà phụ huynh và người chăm sóc cần lưu ý để nhận biết suy dinh dưỡng:

– Giảm cân hoặc không tăng cân: Trẻ không tăng cân theo độ tuổi hoặc có tỷ lệ cân nặng so với chiều cao thấp là một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của suy dinh dưỡng.

– Sụt giảm tăng trưởng: Chậm tăng trưởng chiều cao hoặc kích thước đầu nhỏ (ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng.

– Suy giảm năng lượng và hoạt động: Trẻ suy dinh dưỡng thường uể oải, ít hoạt động hoặc kém vui vẻ hơn bình thường.

– Thay đổi ở da và tóc: Da có thể trở nên khô, nhăn nheo hoặc có mảng xanh xám; tóc mỏng, dễ rụng và có thể thay đổi màu ở trẻ suy dinh dưỡng.

– Dễ nhiễm trùng: Suy dinh dưỡng làm hệ miễn dịch suy giảm, khiến trẻ dễ nhiễm trùng và chậm phục hồi sau nhiễm trùng.

– Rối loạn hành vi và tâm trạng: Trẻ suy dinh dưỡng có thể thay đổi hành vi như cáu kỉnh, mất tập trung

– Sưng phù: Một dạng suy dinh dưỡng nặng, gọi là suy dinh dưỡng thể phù, có thể gây phù, đặc biệt là ở bụng và chân do thiếu protein.

– Các dấu hiệu khác: Như rối loạn tiêu hóa kéo dài (tiêu chảy hoặc táo bón), sự thèm ăn các thực phẩm không chứa chất dinh dưỡng (đất sét, đá,…) là những dấu hiệu có thể gặp của suy dinh dưỡng.

1.2. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là kết quả của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng thiếu hụt có thể là hậu quả của thiếu thực phẩm, chế độ ăn uống không cân bằng hoặc các vấn đề sức khỏe khiến cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả:

– Thiếu thực phẩm: Gia đình nghèo hoặc sống trong khu vực có khả năng tiếp cận thực phẩm hạn chế, trẻ có nguy cơ cao phải đối diện với suy dinh dưỡng do bố mẹ không đủ khả năng mua thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

– Chế độ ăn uống không cân bằng: Khi chế độ ăn uống của trẻ không cung cấp đủ năng lượng từ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng (protein, chất béo, vitamin và khoáng chất) cần thiết cho sự phát triển bình thường, trẻ có thể suy dinh dưỡng.

– Các bệnh lý kéo dài: Các bệnh lý mãn tính như giun sán hay các rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi

Trẻ em suy dinh dưỡng là gì, chia sẻ từ chuyên gia

Trẻ có thể suy dinh dưỡng do nhiễm ký sinh trùng.

2. Làm thế nào để dự phòng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần và khả năng tồn tại của trẻ. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng của suy dinh dưỡng đối với trẻ:

– Chậm phát triển thể chất: Suy dinh dưỡng có thể gây chậm lớn (chậm tăng trưởng cả chiều cao và cân nặng), khiến trẻ nhỏ hơn và yếu hơn so với các bạn đồng trang lứa.

– Rối loạn phát triển não bộ: Thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong những năm đầu đời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ. Tình trạng này có thể dẫn đến giảm nhận thức, từ đó dẫn đến giảm khả năng học tập và tăng vấn đề về hành vi.

– Suy giảm hệ miễn dịch: Suy dinh dưỡng làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, đồng thời làm chậm quá trình hồi phục sau nhiễm trùng.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính khi trưởng thành: Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao phát triển các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường type 2, bệnh lý tim mạch và béo phì khi trưởng thành.

– Suy giảm chức năng sinh sản: Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ sinh sản, đặc biệt là trong giai đoạn thiếu niên và trưởng thành.

– Tử vong: Trong trường hợp nghiêm trọng, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là khi đi kèm với bệnh lý nhiễm trùng nặng hoặc suy dinh dưỡng cấp tính như suy dinh dưỡng thể phù hoặc suy dinh dưỡng thể teo đét.

– Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ suy dinh dưỡng có thể tự ti, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, khó hòa nhập với bạn bè do chậm phát triển thể chất và tâm thần.

Những tác động này của suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Bởi thể, nghiêm túc dự phòng suy dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để đảm bảo một tương lai tươi sáng cho trẻ, cho gia đình và cho xã hội.

Một số biện pháp dự phòng chính bố mẹ có thể áp dụng bao gồm:

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: Bố mẹ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ban đầu và bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý trong khoảng thời gian này. Sau 6 tháng, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy đảm bảo rằng thực phẩm ăn dặm phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, tức là giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu.

– Theo dõi sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, theo dõi tăng trưởng của trẻ (bao gồm cả theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ) để kịp thời phát hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng.

Trẻ em suy dinh dưỡng là gì, chia sẻ từ chuyên gia

>>>>>Xem thêm: Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cần xử trí như thế nào?

Theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ cho trẻ.

– Can thiệp sớm khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng: Khi phát hiện dấu hiệu suy dinh dưỡng, cần can thiệp y tế ngay lập tức để điều trị và ngăn ngừa các hậu quả lâu dài.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi suy dinh dưỡng là gì và hướng dẫn dự phòng suy dinh dưỡng cho trẻ em. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ ở hiện tại và trong tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *