Tuyến yên giải phóng các hormone vào máu, đóng vai trò là trung tâm điều hòa nội tiết của cơ thể. Vậy cụ thể tuyến yên sản sinh ra các hormone nào và ý nghĩa của chúng là gì? Hãy cùng TCI tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Tuyến yên sản sinh ra các hormone môn nào?
1. Tuyến yên là gì?
Tuyến yên (hay tuyến não thùy) là tuyến nội tiết nhỏ, nằm ở đáy não, có kích thước bằng hạt đậu. Tuyến yên có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến, cơ quan nội tiết khác như: tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn…
Tuyến yên kiểm soát chức năng nội tiết của cơ thể nên còn được gọi là tuyến chủ.
Tuyến yên được chia thành 3 thùy: thùy trước, thùy sau và thùy giữa tuyến yên (thường chỉ phát triển ở trẻ nhỏ). Ở mỗi thùy tuyến yên lại tiết ra các hormone khác nhau, quyết định sự tăng trưởng, phát triển, phát dục… của cơ thể. Ngoài ra các hormone này còn giúp cơ thể cân bằng natri và nước, phản ứng với căng thẳng, chấn thương hay kích thích chuyển dạ, sinh con…
2. Tuyến yên sản xuất những hormone nào?
2.1 Hormone vỏ thượng thận (ACTH)
Hormone ACTH đóng vai trò quan trọng khi cơ thể phản ứng với sự căng thẳng. Cortisol mà tuyến yên tiết ra khi nhận được kích thích từ ACTH giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm viêm, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi chất và lượng đường huyết…
2.2 Tuyến yên sản sinh ra các hormone kích thích nang trứng (FSH)
Hormone FSH kích thích buồng trứng sản xuất nội tiết tố estrogen ở nữ. Với nam giới, FSH kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng.
2.3 Tuyến yên sản sinh ra các hormone môn nào? – Hormone tăng trưởng (GH)
Hormone GH có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Với người lớn, homone này thúc đẩy cơ xương phát triển và tác động đến quá trình phân bổ lượng cholesterol. Đối với hoạt động trao đổi chất, GH cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
2.4 Hormone tạo hoàng thể (LH)
Ở phụ nữ, hormone LH sẽ kích thích sự rụng trứng. Trong khi với nam giới, loại hormone này kích thích sinh testosterone. LH cũng tham gia vào kiểm soát chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
2.5 Prolactin (PRL)
Có nhiệm vụ kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ sau sinh con. PRL cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng tình dục và chức năng sinh sản ở người trưởng thành.
2.6 Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
Có vai trò kích thích sản xuất hormone T3, T4 từ tuyến giáp. Lượng hormone tuyến giáp ổn định sẽ đảm bảo hoạt động trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường.
2.7 Một số loại hormone khác
Erythropoietin, enkephalin, lipotropin, enkephalin, endorphin… là một số hormone khác được sản sinh từ thùy trước tuyến yên. Ngoài ra còn có các hormone không được sản sinh từ tuyến yên nhưng lại được lưu trữ tại tuyến này như hormone chống bài niệu (ADH) hay oxytocin…
3. Các bệnh lý liên quan đến hormone tuyến yên
Mọi bất thường liên đến hormone tuyến yên đều có thể dẫn đến các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Một số bệnh liên quan đến tuyến yên thường gặp có thể kể đến:
3.1 U tuyến yên
Là loại u trong sọ phổ biến (chiếm khoảng 10-15% trên tổng số các loại u được phát hiện trong hộp sọ). Hầu hết các khối u này là lành tính, phát triển chậm, rất hiếm liên quan đến ung thư.
U tuyến yên giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng, chỉ khi các khối u chèn ép các cấu trúc lân cận, người bệnh mới có các triệu chứng như suy giảm hoặc rối loạn thị lực. Khối u có kích thước quá lớn cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu trong song hiếm gặp hơn.
U tuyến yên được chia thành 2 loại là u tuyến yên chức năng (tăng tiết hormone) và u tuyến yên không chức năng (không tiết hormone). Đối với các khối u giải phóng hormone quá mức hoặc phát triển kích thước lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể và cần được can thiệp.
Tìm hiểu thêm: U sợi tuyến vú lành tính: Nguyên nhân, cách điều trị
U tuyến yên là một trong các bệnh tuyến yên thường gặp.
3.2 Bệnh suy tuyến yên
Là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormone do tuyến yên sản xuất. Nguyên nhân của bệnh lý này đến từ việc tuyến yên bị suy giảm chức năng sau khi trải qua phẫu thuật hoặc người bệnh từng thực hiện pháp bức xạ não. Các tổn thương ở tuyến yên hay vùng dưới đồi cũng có thể liên quan đến tình trạng này.
Suy tuyến yên có thể dẫn đến các hệ lụy như: chậm lớn, dậy thì muộn ở trẻ; giảm khả năng tình dục; khó có con hoặc vô sinh…
3.3 Đột quỵ tuyến yên
Đặc trưng bởi các triệu chứng như đau đầu đột ngột, dữ dội, giảm thị lực, nhìn đôi, nhìn mờ, giãn đồng tử, suy thượng thận cấp, huyết áp thấp… Bệnh thường xảy ra ở những người từng bị chấn thương vùng đầu, từng thực hiện đại phẫu tim hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu…
Do tính chất đột ngột, đột quỵ tuyến yên là tình trạng nghiêm trọng cần được can thiệp ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
3.4 Đái tháo nhạt
Là tình trạng bệnh lý do thiếu hụt hoặc suy giảm lượng hormone ADH. Người bệnh nên chú ý khi xuất hiện các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, khoảng cách giữa các lần đi ngắn (30 phút hoặc ít hơn), lượng nước tiểu nhiều bất thường. Đi tiểu nhiều cũng khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất nước (khát nước, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, niêm mạc miệng khô, khó tập trung, mất ngủ… Nếu tình trạng này không dược can thiệp kịp thời có thể gây giảm thể tích máu, rối loạn nước và điện giải…
3.5 Bệnh to cực chi
Khi tuyến yên tăng tiết hormone GH quá mức, có thể khiến một số bộ phận trên cơ thể phát triển kích thước bất thường như bàn chân, bàn tay, đầu, mặt, mũi, môi… Bệnh cũng dẫn đến những vấn đề trong hoạt động trao đổi chất.
3.6 Bệnh Cushing
Sự tăng tiết hormone ACTH quá mức của tuyến yên có thể khiến người bệnh mắc hội chứng Cushing. Tuyến thượng thận dưới sự kích thích của hormone vỏ thượng thận sản sinh quá nhiều cortisol khiến người bệnh bị tăng cân, phì đại một số bộ phận trên cơ thể. Bệnh nhân cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm tuyến yên
Tuyến yên có thể sản sinh ra các hormone ACTH gây hội chứng Cushing.
Tóm lại, tuyến yên sản sinh ra các hormone môn có vai trò quan trong hệ thống nội tiết. Người bệnh ngay khi nghi ngờ có các dấu hiệu bệnh tuyến yên cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.