Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em nhận biết như thế nào?

Phần lớn mọi người đều cho rằng bệnh tuyến giáp chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em. Phụ huynh cần chú ý đến các dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em để thăm khám và điều trị kịp thời cho trẻ.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em nhận biết như thế nào?

1. Trẻ em và bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng điều hòa sự tăng trưởng, phát triển, trao đổi chất cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đối với trẻ em (đối tượng đang trong giai đoạn phát triển mạnh về cả thể chất và trí tuệ), bất kỳ bất thường nào tại tuyến giáp cũng có thể gây ra những rối loạn chức năng tuyến này. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Các vấn đề tuyến giáp thường gặp ở trẻ em như: suy giáp, cường giáp, nhân giáp lành tính, ung thư tuyến giáp…

Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể, giúp trẻ có được sự phát triển bình thường. 

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em nhận biết như thế nào?

Vấn đề tuyến giáp ở trẻ cần được chú ý để tránh ảnh hưởng đến chỉ số thông minh và các phát triển khác của cơ thể.

2. Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em

2.1. Dấu hiệu bệnh cường tuyến giáp ở trẻ em

Cường tuyến giáp (hay cường giáp) là tình trạng tuyến giáp tăng tiết hormone quá mức vào máu, dẫn đến tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể một cách bất thường. Trẻ mắc cường giáp khi xét nghiệm sẽ có chỉ số hormone tuyến giáp T3, T4 tăng cao, trong khi nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH thấp.

Cường giáp ở trẻ có đến 98% do bệnh Basedow. Ở trẻ sơ sinh, bệnh chủ yếu do mẹ của trẻ đang mắc cường giáp.

Trẻ em mắc cường giáp có thể xuất hiện các triệu chứng như: sút cân, suy dinh dưỡng, tim đập nhanh, xuất hiện khối lồi vùng cổ không sưng, run tay chân, mắt lồi…

Đối với bệnh cường giáp ở trẻ, điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) là phương pháp được ưu tiên áp dụng. Chỉ khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả hoặc bệnh nhi tái phát, bác sĩ mớ cân nhắc đến các phương pháp như iod phóng xạ hay phẫu thuật. 

2.2. Dấu hiệu bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em

Ngược lại với cường giáp, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giúp cơ thể hoạt động bình thường. Đối với trẻ mắc suy giáp nguyên phát (bẩm sinh), nồng độ hormon T4 trong máu thường ở mức thấp và nồng độ TSH tăng cao.

Một số trường hợp trẻ bị suy giáp do nguyên nhân thứ phát (tuyến giáp không nhận được các kích thích tố cần có để sản xuất hormone).

Suy giáp ở trẻ có thể xuất hiện ngay khi trẻ chào đời hoặc có thể hình thành sau này trong giai đoạn phát triển.

Một số dấu hiệu bệnh suy tuyến giáp ở trẻ em có thể kể đến như: tăng cân bất thường, da khô xạm, chậm lớn, khó tập trung, tiếp thu kém… Đối với suy giáp bẩm sinh, trẻ có thể bị vàng da giai đoạn đầu sau sinh, ngủ nhiều, bụng to, lồi rốn, lưỡi to bè, nhiệt độ cơ thể thấp…

Phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện bệnh để trẻ được phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần.

Tìm hiểu thêm: Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em nhận biết như thế nào?

Vàng da là một trong những dấu hiệu của bệnh tuyến giáp ở trẻ em

Trẻ bị suy giáp thường buồn ngủ hơn trẻ bình thường và có khả năng bị vàng da kéo dài sau khi sinh.

2.3. Ung thư tuyến giáp ở trẻ em

Ung thư tuyến giáp và bệnh tuyến giáp nói chung ít xảy ra ở trẻ em so với người lớn. Tuy nhiên có khoảng 20-50% trường hợp trẻ được phát hiện bệnh tuyến giáp là ung thư. Đây là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với người trường thành là 5-14%. Ở các em bé mắc bệnh lý di truyền nhiễm sắc thể, tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư tuyến giáp, phơi nhiễm phóng xạ… nguy cơ thậm chí cao hơn. Nguy cơ xâm lấn và di căn của ung thư tuyến giáp ở trẻ em cũng cao hơn rất nhiều so với người trưởng thành.

Trẻ có thế có các dấu hiệu bệnh như: xuất hiện khối sưng phồng vùng tuyến giáp, hạch cổ, khàn giọng hay thay đổi giọng nói, cảm thấy khó thở…

Trường hợp mắc ung thư tuyến giáp thể tủy, ngoài các dấu hiệu như trên, trẻ có thể bị sưng (không đau) tại môi, lưỡi, mí mắt; mắt khô, khó chảy nước mắt; táo bón… Đặc biệt, người bệnh có thể mắc hội chứng Marfan, đặc trưng bởi hình thái cơ thể cao, gầy, ngực lõm, ngón tay chân dài…

Ung thư tuyến giáp tuy là tình trạng ác tính nhưng lại là loại ung thư có tiên lượng tốt, bố mẹ cần hết sức chú ý để đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm. Tỷ lệ điều trị thành công đối với trường hợp ung thư sớm thường trên trên 90%.

3. Cần làm gì khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bệnh tuyến giáp?

Khi phát hiện dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế.

Ngay khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu bệnh tuyến giáp, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp. Tại Thu Cúc TCI, chuyên khoa Nội tiết với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, kết hợp trang thiết bị hiện đại đem lại hiệu quả chẩn đoán, điều trị bệnh tuyến giáp tối ưu.

Trong quá trình thăm khám, các bố mẹ hãy chắc chắn rằng đã mô tả đầy đủ các triệu chứng mà trẻ gặp phải. Điều này là căn cứ quan trọng giúp bác sĩ có những phán đoán ban đầu chính xác và chỉ định phương pháp cận lâm sàng phù hợp. Các xét nghiệm có thể bao gồm: xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp, siêu âm, chọc hút kim nhỏ RNA…

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em nhận biết như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Đốt sóng cao tần tuyến giáp: Ưu điểm và tính ứng dụng

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, cần cho trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Suy giáp bẩm sinh, bệnh cường giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp… là những bệnh tuyến giáp mà trẻ có thể mắc phải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, trí tuệ, hình thể… Nắm rõ các dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời phát hiện bất thường để đưa trẻ đi khám, bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *