Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Tuyến giáp đóng vai trò quyết định đối với nhiều chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH (thyroid hormone) sẽ khiến hệ thống cân bằng nội tiết tố cơ thể có thể bị đảo lộn. Điều này gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, tạo nên những vấn đề y tế phức tạp. Cùng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, tác động của nó đến cơ thể như thế nào nhé.

Bạn đang đọc: Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

1. TH là gì?

TH là từ viết tắt cho Thyroid hormone (Hormone tuyến giáp). Đây là những dạng hormone quan trọng được sản xuất từ tuyến giáp, cơ quan nằm ở phần trước của cổ. Tuyến giáp tạo ra hai loại hormone chính là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) tồn tại trong các nang giáp.

Mặc dù T3 được biết đến là hormone có hiệu suất cao hơn nhưng phần lớn T4 chiếm đến 90% tổng lượng hormone giáp. Cả hai loại hormone này được truyền trong cơ thể thông qua huyết tương. Một số ở dạng kết hợp với protein và một số ở dạng tự do. Khi đến các mô cần thiết, T4 sẽ được chuyển đổi thành T3. Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của hormone giáp.

Quá trình sản xuất hormone tuyến giáp được kiểm soát bởi tuyến yên – một cơ quan trong não thông qua hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Lượng TSH tiết ra sẽ tăng khi tuyến yên cảm nhận được lượng hormone giáp thấp trong cơ thể, khuyến khích tuyến giáp tăng sản xuất. Ngược lại, khi mức hormone giáp đạt đến một ngưỡng nhất định, mức độ sản xuất TSH sẽ giảm xuống và giữ cho quá trình này luôn trong sự kiểm soát và cân bằng.

Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH sẽ gây nhiều triệu chứng khó chịu

2. Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH có thể gây ra cường giáp đồng thời xảy ra một loạt tình trạng tác động đến cơ thể. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất, tiết ra lượng hormone giáp (T3, T4) nhiều hơn so với mức cần thiết cho cơ thể. Tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, có thể gây ra nhiều biểu hiện và triệu chứng không mong muốn, đặc biệt là trong trường hợp cường giáp. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

2.1. Tăng chuyển hóa khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Hormone giáp (T3 và T4) đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉ chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Khi tăng lượng hormone giáp, quá trình chuyển hóa cũng tăng lên và dẫn đến việc tăng cường tiêu thụ năng lượng và đốt cháy chất béo.

2.2. Tăng cường chuyển hóa khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Một trong những biểu hiện rõ nét nhất khi tuyến giáp vận động quá mức là tăng cường chuyển hóa, tăng nhiệt độ cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy sợ nóng, làn da nóng dần và việc tiết mồ hôi tăng lên thậm chí đôi khi xuất hiện cảm giác nhẹ về sốt.

2.3. Tâm lý không bình thường khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Tình trạng lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, tính khí thất thường là những triệu chứng thường gặp. Đôi khi còn xảy ra những biến đổi tâm lý nặng hơn có thể bao gồm cả cơn kích động, tình trạng lú lẫn hay hoang tưởng.

2.4. Ảnh hưởng đến cơ bắp và xương

Không chỉ giới hạn ở các triệu chứng tâm lý, ảnh hưởng của tuyến giáp cũng lan tỏa đến cấu trúc cơ bắp cùng với cơ xương. Cảm giác run ở đầu ngón tay, da mỏng, tóc giòn, yếu cơ gây ra những thay đổi không mong muốn ở vùng cánh tay và đùi.

2.5. Tiêu chảy

Tìm hiểu thêm: Thực hư bệnh tuyến giáp kiêng đậu nành

Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH có thể gây tiêu chảy

Hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện những biến đổi đáng kể. Ví dụ tiêu chảy không kèm đau quặn là một trong những triệu chứng phổ biến.

3. Quá trình tổng hợp và bài tiết của hormone tuyến giáp

Quá trình tổng hợp, bài tiết của hormone tuyến giáp vô cùng phức tạp và đặc biệt quan trọng trong việc duy trì cân bằng chuyển hóa, hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp cùng với các hormone T3, T4 đóng vai trò lớn trong quá trình điều chỉnh năng lượng, nhiệt độ, sự phát triển của cơ thể.

Quá trình tổng hợp hormone bắt đầu khi iod trong thức ăn được biến đổi thành iod sau đó được hấp thụ, vận chuyển vào chất keo của tuyến giáp thông qua cơ chế hoạt động của bơm Iod. Trong chất keo, iod được oxy hóa kết hợp lại để tạo ra các phân tử MIT và DIT. Từ sự kết hợp của hai nguyên tử này, hai dạng chính của hormone tuyến giáp là T3 và T4 được hình thành.

Hormone T3 và T4 được phóng thích vào máu, tồn tại dưới hai dạng: một là gắn với protein huyết tương chủ yếu là TBG, hai là dạng tự do (Free T3 và Free T4). Dạng tự do chiếm phần nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh học của tuyến giáp.

4. Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá ít TH

Khi tuyến giáp tiết quá ít hormone giáp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng suy giáp. Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không đủ hoạt động để tổng hợp, giải phóng đủ lượng hormone T3 và T4. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ thể. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh suy giáp:

4.1. Tăng cân nhanh

Bệnh nhân có thể trở nên tăng cân một cách đột ngột, mặc dù không ăn nhiều.

4.2. Mệt mỏi

Suy giảm chức năng của tuyến giáp có thể gây ra tình trạng chậm chạp, mệt mỏi, trầm cảm. Ngoài ra bệnh nhân suy giáp thường cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi suốt cả ngày.

4.3. Giảm trí nhớ

Thiếu hụt hormone giáp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, gây giảm trí nhớ và giảm khả năng tư duy.

4.4. Da lạnh và khô ráp

Thiếu hormone giáp có thể làm giảm sản xuất nhiệt độ cơ thể, gây ra cảm giác lạnh và da khô.

4.5. Giảm thân nhiệt và sợ lạnh

Suy giảm chức năng của tuyến giáp có thể làm giảm thân nhiệt, gây ra cảm giác sợ lạnh.

4.6. Đau khớp, đau cơ

Suy giáp có thể gây ra đau khớp và đau cơ do ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp.

Điều gì xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH

>>>>>Xem thêm: Sỏi thận cách điều trị ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Suy giáp có thể gây đau khớp, đau cơ

4.7. Nhịp tim giảm, huyết áp thấp

Hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có tác động tăng cường sự co bóp của tim và tăng nhịp tim. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone này, có thể dẫn đến giảm khả năng co bóp của tim và làm chậm nhịp tim.

4.8. Thay đổi tình trạng kinh nguyệt ở phụ nữ

Hormone T3 và T4 chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng trong cơ thể bao gồm cả sự điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên suy giáp có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ như chu kỳ kinh không đều hoặc hạn chế.

Nhìn chung, khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH không chỉ là một vấn đề sức khỏe bình thường mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Điều quan trọng là phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, điều trị hiệu quả để ngăn chặn các tác động tiêu cực và duy trì sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *